Vũ Mạnh Hùng (15/5/2020)
Căn cứ vào niềm tin và biểu hiện tư tưởng, có thể tạm chia vấn
đề này thành 5 luồng dư luận như sau:
1- Không tin vào thực lòng quyết tâm của nhà cầm quyền Việt
Nam (VN), xem động thái này chỉ là biện pháp xì hơi để giảm sự bức xúc của dư
luận, ru ngủ dân chúng trước những động thái ươn hèn bao nhiêu năm qua của họ
trước sự xâm lấn ngang ngược của Trung cộng (TC).
Luồng dư luận này được giải thích bởi nhà cầm quyền VN đã nằm
trong cái lồng ngày càng kín của TC qua các văn bản hợp tác ký kết công khai hoặc
ngấm ngầm, qua chính sách ngoại giao ba không, sách trắng quốc phòng bốn không,
đào tạo cán bộ cấp cao, hợp tác quốc phòng, văn hóa, du lịch, dự án đặc khu… Tất
cả mọi ký kết đều bất lợi cho VN và nằm trong lộ trình thôn tính VN và thực hiện
mưu đồ bành trướng của TC.
Nếu tổng hợp, xâu chuỗi các sự kiện thấy rất rõ điều đó. Người
ta cảm thấy dường như những thứ văn bản hợp tác ấy, chính sách ấy không phải do
nhà nước VN soạn thảo ra, mà do phía TC soạn ra, còn ĐCSVN đang chỉ là một bộ
phận công cụ nhận chỉ thị để thực hiện.
Bởi không có một nhà nước độc lập nào của dân, do dân, vì dân
lại ra những chính sách ngoại giao tự trói mình, ký kết những văn bản hợp tác bất
lợi cho dân cho nước như thế. Nên việc gửi công hàm phản đối chỉ là hình thức,
không ít người không tin đó là động thái tích cực. Nhiều người vẫn còn thất vọng
và lo ngại đám tay sai trong bộ máy cầm quyền vì bị TC trói chặt quyền lợi
riêng tư đang âm thầm bán từng phần đất nước này cho TC. Chưa nói đến những người
dân chỉ bày tỏ lòng yêu nước một cách ôn hòa đã bị nhà cầm quyền dùng mọi thủ
đoạn hèn bỉ o ép, sách nhiễu đàn áp, bắt bớ, bỏ tù, truy sát. Bởi không có một
nhà nước độc lập của dân nào trên thế giới khi đất nước mình bị giặc ngoại bang
xâm lấn, nhân dân lên tiếng, biểu tình ôn hòa phản đối sự xâm lấn ấy lại bị đối
xử như thế, triệt hạ tinh thần dân tộc như thế!
2- Chưa tin, nhưng ghi nhận động thái này là tích cực.
Luồng dư luận này được giải thích: Trước những xâm phạm chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN, yêu sách quá đáng phi lý, phi
pháp của TC ngày càng gia tăng ở Biển Đông, đụng chạm đến quyền lợi của các phe
đảng, cũng như bức xúc của người dân.
Nhiều năm nay, bao nhiêu nhân sĩ trí thức cùng những người
dân trong ngoài nước đã liên tục bày tỏ và kêu gọi nhà cầm quyền VN kiện TC ra
tòa án quốc tế về vấn đề Biển Đông. Để có được động thái mới này không hề đơn
giản, chắc chắn phải có một quá trình rất khó khăn, phức tạp, đấu tranh ngay
trong nội bộ nhà cầm quyền cùng với sự dồn nén tác động của yếu tố quốc tế, đặc
biệt là sự ủng hộ và bênh vực của Mỹ. Mọi sự dồn nén, không thể hèn hơn được nữa.
Cuối tháng 3 (đầu tháng 4) vừa rồi, nhà cầm quyền đã có một dấu hiệu tích cực về
vấn đề này là đương nhiên. Dù thế nào chăng nữa thì động thái này là tiền đề
pháp lý tiến tới việc khởi kiện TC ra tòa án quốc tế. Còn việc nhà cầm quyền VN
thời gian tới có dám kiện hay không thì thiết nghĩ nó còn cả một khoảng cách rất
xa.
Bởi chính qua thực tế quá trình quan hệ VN với TC nhiều năm
qua, những người hiểu biết không ai không nghĩ đám cầm quyền ở VN như đang nằm
trong cái lồng ngày càng bị đan kín của TC. Có muốn thoát ra không phải dễ. Cái
chính là đặc quyền đặc lợi riêng mà không ít kẻ trong bộ máy cầm quyền vẫn phải
bấu víu và làm tay sai cho TC. Vì vậy nguồn dư luận này tuy chưa tin, nhưng ghi
nhận động thái tích cực này là tất yếu, và khẳng định nhà cầm quyền VN không có
một lựa chọn nào khác để bảo vệ chủ quyền ở biển đông, ngoài việc kiện TC ra
tòa án quốc tế.
3- Luồng dư luận có thể gọi là nông cạn, yếu hèn.
Không ít người cho rằng việc VN gửi công hàm đến LHQ là chẳng
giải quyết gì, chẳng ăn nhằm gì, vì Philippines kiện TC cũng có giải quyết được
vấn đề gì đâu; Nga chiếm đảo Crimea, Ukraine cũng có đòi được đâu…
Có thể khẳng định đó là luồng dư luận có biểu hiện tư tưởng từ
sự yếu hèn, nông cạn, thiếu ý chí hoặc quen ăn theo nói leo, lười suy nghĩ học
hỏi, chưa có tư duy độc lập… dẫn đến thiếu tinh thần trách nhiệm của một người
công dân đối với đất nước. Luồng dư luận này xuất phát từ tư duy yếu kém, cũng
có thể bị ảnh hưởng bởi cái lý luận nhồi sọ của đám cầm quyền tay sai bán nước
thông qua đám dư luận viên.
Trước hết chúng ta phải
khẳng định rằng đất nước VN là của nhân dân VN. Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, ở
đây không có chuyện tranh chấp mà chính xác là bị TC xâm lược bằng vũ trang.
Không có bất cứ một lý do gì để biện bạch cho trách nhiệm của những người đang
cai quản đất nước và sự thoái thác của họ.
Thử hỏi, thế giới có bao nhiêu nước nhỏ, thậm chí nhỏ hơn VN
nhiều tại sao người ta vẫn bảo vệ được chủ quyền của đất nước? Nếu ông cha
chúng ta từ ngàn xưa cũng có tư tưởng chấp nhận, yếu hèn như vậy thì liệu đất
nước VN có còn đến ngày nay không? Các vị và con cháu có còn đất sống đến ngày
hôm nay không? Hay VN đã trở thành khu tự trị của TC như Tây Tạng, Tứ Xuyên, Nội
Mông, Tân Cương rồi? Và cuộc sống của người dân ở các khu tự trị này dưới sự
cai trị tàn khốc với mục đích diệt chủng của TC thế nào, các vị có biết không?
Việc đòi lại phần chủ quyền của đất nước do chính các thế hệ
cộng sản cầm quyền để mất vào tay TC không phải ngày một ngày hai, có khi mất
hàng mấy chục năm, thậm chí mất cả trăm năm, vài trăm năm. Nhưng việc đòi vẫn
phải đòi, và ý chí kiên quyết đòi lại dần dần toàn bộ chủ quyền của đất nước là
việc không thể chối bỏ. Bởi những phần lãnh hải, lãnh thổ rơi vào tay ngoại
bang là phần xương máu quý giá của ông cha để lại cho chúng ta và thế hệ mai
sau.
Việc đòi lại những phần lãnh hải, lãnh thổ đã mất là trách
nhiệm của mọi thế hệ, nếu không có ý chí đòi lại chắc chắn chúng ta còn mất
thêm và mất hết chủ quyền của đất nước. Các cụ đã dạy “hết nạc nó vạc đến
xương”, TC muốn biến đất nước VN từ “cái tổ Đại Bàng thành tổ chim Chích” và nuốt
gọn.
Việc ghi nhận điểm tích cực nhà cầm quyền VN gửi công hàm phản
đối TC về Biển Đông lên LHQ, không đồng nghĩa với việc ủng hộ chế độ độc tài đảng
trị, nhưng chúng ta cũng khó phủ nhận đó là dấu hiệu mới. Nó có thể là cái hẻm
để VN thoát Trung, có thoát được Trung mới có được lợi thế để tranh đấu cho một
đất nước VN có dân chủ và nhân quyền.
4- Luồng dư luận bộc lộ quan điểm makeno do quá bất mãn, chán
ghét chế độ.
Luồng dư luận này thường bày tỏ tư tưởng để cho TC nó lãnh đạo
còn hơn. Bởi họ thường ca ngợi TC về sự phát triển kinh tế, chống tham nhũng …
Nhưng họ thiếu thông tin về mặt trái và không hiểu bản chất của chế độ độc tài ở
đâu cũng đem lại sự thống khổ của nhân dân.
Xin chia sẻ như sau: Tuy thể chế chính trị độc tài đảng trị
đã tước đi những quyền cơ bản của người dân, tạo nên một xã hội đầy rẫy bất
công, tham nhũng, cướp bóc, oan khuất chồng chất … làm cho cuộc sống của người
dân vô cùng bất hạnh, đưa đẩy đất nước đến tình trạng tụt hậu và vô cùng bi đát
trước lộ trình thực hiện âm mưu bành trướng xâm lấn lãnh hải, lãnh thổ VN của
TC và đang có nguy cơ lấn át đến toàn bộ chủ quyền của VN. Các cụ đã nói “nước
mất nhà tan”.
Cách biểu hiện của luồng tư tưởng này do sự hiểu biết hạn hẹp,
bế tắc trong tư duy, ích kỷ trong đời sống, chỉ muốn sống cho bản thân và gia
đình, không vì cuộc sống chung, không muốn đóng góp sự hy sinh vì một XH văn
minh, chỉ muốn hưởng thụ mà quên đi tinh thần và trách nhiệm của một công dân đối
với đất nước.
5- Luồng dư luận bình chân như vại, yên tâm đất nước này mất
làm sao được, HS-TS mất làm sao được, cứ để đảng nhà nước lo.
Luồng dư luận này xuất phát từ tư tưởng chủ quan, xa rời thực
tế, thiếu quan tâm theo sát hiện tình của đất nước. Nó cũng gần với tư chất của
luồng dư luận (3) và (4).
Nếu cứ yên tâm để đảng nhà nước lo, mất làm sao được (!), thử
hỏi Hoàng Sa mất chưa? Nhiều đảo lớn ở Trường Sa mất chưa? 11.000 km2 đất biên
giới phía Bắc mất chưa? Phần chính của thác Bản Giốc, Mục Nam Quan, suối Phi
Khanh, bãi Tục Lãm … hiện nay nằm ở lãnh thổ VN hay thuộc về TC? Những thông
tin diễn biến về sự xâm phạm chủ quyền, lấn lướt của TC ở Biển Đông ngày càng
gia tăng (ngư dân đánh cá bị rượt đuổi ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của
VN, bị đâm chìm tàu, bị bắn giết, cướp bóc …), đảng vẫn nhận định “đó chỉ là
thách thức chứ chưa phải nguy cơ”! Thách thức thì nó chỉ thể hiện ở sự phát
ngôn, đàng này các hành động đó đã và đang diễn ra, sao đảng lại nói chưa phải
là nguy cơ? Tại sao đảng phải đánh tráo khái niệm như thế? Các vị nghĩ sao???
Sao các vị sống trong một đất nước có hiện tình bi đát như thế mà như sống ở một
nơi xa lạ. Cái tầm tư duy của con người nó khác con vật ở chỗ có khả năng nhìn
ra được, thấy trước được cái nguy hiểm, nguy cơ… để biết lo liệu. Các cụ từ
ngàn xưa đã dạy “không biết lo xa, ắt có buồn gần”.
*
Với 5 luồng dư luận biểu hiện tư tưởng và quan điểm như đã
trình bày trên thì 2 luồng dư luận (1) và (2) đều có cơ sở thuộc loại có tâm có
tầm. Niềm tin sát nhau, nó phụ thuộc vào biến động tình hình chính trị thế giới
và trong nước, chúng ta hãy chờ xem. Còn 3 luồng dư luận (3), (4) và (5) có sự
hạn chế, nó thể hiện tư duy què quặt, thiếu hiểu biết, cái tâm bị ốm yếu dẫn đến
thiếu tinh thần trách nhiệm của một người công dân đối với đất nước. Và không
hiểu vô tình hay hữu ý (vì bản chất cơ hội, lợi ích cá nhân…) có thể dẫn đến trở
thành kẻ đồng lõa, a dua, tiếp tay cho bọn tay sai bán nước hại dân mà không biết.
Các cụ đã răn dạy như thế là “nối giáo cho giặc”, nên cũng mang tội với non
sông đất nước.
Để đòi lại được những phần đã mất về chủ quyền của đất nước
và giữ được phần còn lại thì trước hết người dân VN cần loại bỏ các luồng dư luận
tán đồng với các quan điểm yếu hèn, bạc nhược, makeno, hoặc cứ yên tâm sẽ có đảng
nhà nước lo như các luồng dư luận (3), (4) và (5) đã trình bày trên.
15/5/2020
V.M.H.
No comments:
Post a Comment