27 December 2017

Phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga: Đàn áp gia tăng mức bạo ngược


 NGUYỄN TƯỜNG THỤY

   Việc đàn áp người ủng hộ bị cáo trong các phiên tòa xử tù nhân lương tâm là phi pháp nhưng không phiên tòa nào là không có. Nhưng trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Trần Thị Nga thì việc đàn áp mang tính bạo ngược của công an là chưa từng thấy.

   Nếu phiên tòa sơ thẩm Trần Thị Nga họ chỉ xua đuổi và đánh một số người khi xảy ra biểu tình;

   Phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhiều người bị đánh và bị cướp đồ, cướp tiền khi nổ ra biểu tình;

   Phiên tòa sơ thẩm Phan Kim Khánh họ chỉ cho “quần chúng tự phát” sinh sự;

   Tại Cao Lãnh, khi xử Bùi Thị Minh Hằng, công an lùng sục bắt cả trăm người nhưng không có chủ trương đánh và cướp bóc (trừ trường hợp Trương Dũng bị đánh trộm khi anh đang chờ xe về Sài Gòn)

v.v…

   lần này, tại phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga, công an chủ trương bắt bớ và khủng bố ngay từ đầu. Có ba người bị đánh đập hết sức dã man mang tính đòn thù.

   Một đoạn đường Trường Chinh, nơi có trụ sở tòa án bị chặn ở 2 đầu giao lộ, công an các loại dày đặc. Một nhóm vừa xuất hiện tại góc phố xế phiên tòa được mấy phút thì bị bắt gọn. Một số người thoát khỏi sự lùng sục hoạt động đưa tin về phiên tòa. Trong số những người bị bắt, công an lập tức phân loại tách ra 3 người mà chúng để ý từ trước đưa giam riêng ở đồn Minh Khai để đánh. Chuyện lập biên bản, thẩm vấn chẳng có ý nghĩa gì với chúng . Mục đích chính là đánh trả thù, cướp máy và các vật dụng khác.

   Anh Trương Văn Dũng kể, anh bị chúng đánh ngay từ đầu và bị đánh nhiều lần. Mỗi lần chúng tạo ra một lý do để đánh: Bắt đưa đồ ra, không đưa: đánh; bắt cởi đồ mặc trên người ra, không cởi: đánh; mặc dù đáng tuổi con anh nhưng chúng nói năng rất hỗn xược, anh nói lại: đánh. Tất nhiên không làm theo ý chúng thì chúng dùng bạo lực, vẫn cướp được đồ của anh, vẫn lột được áo anh đang mặc. Anh bị trấn lột 1 balo, 1 điện thoại iphone 5s, 1 cục sạc dự phòng, 1 chứng minh thư, 2 quyển kinh cứu khổ, 1 số thuốc chữa bệnh. Cả 2 cái bánh mì anh chưa kịp ăn cũng bị cướp nốt.

   Mai Phương Thảo về trong vòng tay đồng đội rồi vẫn còn nguyên đau đớn mệt mỏi, uất ức và căm phẫn. Trong chương trình phát trực tiếp tối hôm đó, Thảo kể vừa đứng được 2 phút thì một lũ đầu trâu mặt ngựa khoảng 50 tên ập đến lôi mọi người lên xe, trầy xước hết cả chân tay. Chúng đưa cô về đồn rồi đánh. Chúng kéo lê cô trên sàn nhà, đạp cô ngã ngửa, đạp vào gầm bàn, đánh vào mạng sườn. Chúng bắt khai đi với những ai, bắt mở mật khẩu, tất nhiên Thảo không bao giờ khuất phục. Thảo cho rằng, sự đau đớn của cô không thấm tháp gì so với Trần Thị Nga và những gì hai đứa trẻ con của Nga phải chịu.

   Đây là link chương trình đã phát trực tiếp tối 22/12/2017:

https://www.facebook.com/nkmh2011/videos/10155907091883808/

   Trịnh Đình Hòa có lẽ là người ôn hòa hơn cả nhưng cũng bị đánh và cướp 2 điện thoại Samsung và chứng minh nhân dân. Anh kể chúng rất đông và ăn nói thì sặc mùi đầu gấu. Anh bị đánh phủ đầu ngay khi “dám” hỏi danh tính tên thẩm vấn. Anh lại "mắc sai lầm" khi "tưởng" công an không bao giờ đánh dân nên hỏi: “Công an hay côn đồ mà lại đi đánh người?” và lại bị đánh tiếp với lý do: “Đã mang tiếng công an đánh người thì mang tiếng luôn một thể”. Rồi chúng dọa giết: “Dao cũng có sẵn rồi nhé".

   Trịnh Đình Hòa đã từng bị chúng đánh hôm xử sơ thẩm Trần Thị Nga cũng tại Phủ Lý. Chúng không quên anh nên hả hê “hỏi thăm”: “Lần trước bị đánh sưng mắt mà không nhớ à? Bị mấy ngày mới khỏi?”. Chúng còn giở giọng nói anh “đổ tội” cho công an đánh khi viết trên facebook.

   Qua quan sát thấy những kẻ khủng bố, đánh người dã man không phải là công an Hà Nam mà là của Bộ công an vì chúng đi bằng xe biển số của Bộ và chúng nắm rất rõ từng người trong khi thẩm vấn và đánh đập họ. Chưa bao giờ có chuyện khủng bố, đánh đập người vô lý, trắng trợn như thế này. Điều này nói lên nhà cầm quyền dung túng cho ngành công an xé bỏ pháp luật, mặc cho họ lộng hành, toàn quyền làm theo ý muốn.

   Nhà cầm quyền bất nhân bỏ tù tới 9 năm một người phụ nữ đang phải nuôi hai con nhỏ. Khi trả thù, đánh đập người bày tỏ cảm tình với Trần Thị Nga vô cùng bạo ngược, chúng muốn cô lập Nga hoàn toàn, bỏ tù rồi nhưng dứt khoát không cho ai yêu thương và ái mộ. Độ bất nhân tăng lên ở chỗ đó. Chúng muốn gì nữa? Phải chăng để thỏa mãn cơn tức giận và để răn đe? Chúng có đạt được mục đích không? Hãy tìm câu trả lời trong tuyên bố của Mai Phương Thảo sau khi bị đánh nhừ tử: “Chúng mày có thể đánh đập thể xác tao nhưng không bao giờ chúng mày lấy được linh hồn tao. Những gì chúng mày làm hôm nay là vết nhơ của lịch sử”.

   Ai là kẻ đã huấn luyện những con người vốn từ nhân dân trở thành những kẻ say máu? Đây là một điều vô cùng nguy hiểm. Khủng bố không phải là phương pháp bảo vệ chế độ, ngược lại nó làm cho đất nước ngày càng loạn và chỉ đẩy chế độ nhanh đến sụp đổ mà thôi. Trịnh Đình Hòa, nạn nhân trong vụ khủng bố bạo ngược này cũng cho rằng: “Đất nước này sẽ gặp đại họa nếu ngành công an dung dưỡng, cho lính tráng đi ăn cướp, trấn lột và lừa đảo nhân dân”.

   Lê Quý Đôn (1726 - 1784) tổng kết 5 nguy cơ dẫn đến mất nước như sau: trẻ không kính già, trò không trọng thầy, tham nhũng tràn lan, binh kiêu tướng thoái, sĩ phu ngoảnh mặt.

   Bây giờ, một người dân bình thường cũng thấy xã hội đã hội tụ quá đầy đủ 5 nguy cơ này. Còn lãnh đạo hiện nay toàn những người “có lý luận” chẳng lẽ không nhìn thấy?


NTT

Nguồn :  https://www.facebook.com/tuongthuy.nguyen/posts/1385632331546009


BÊN TRONG XỬ THÚY NGA, BÊN NGOÀI LẠI BẮT NGƯỜI
(Pham Doan Trang Fb)

Phạm Đoan Trang (22/12/17)

Khoảng một chục người đã bị công an tỉnh Hà Nam bắt giữ tùy tiện từ sáng sớm nay (22/12/2017) khi họ đứng bên ngoài Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam.

Trong số người bị bắt, có các chị Mai Phương Thảo (Thảo Teresa), Nguyễn Thúy Hạnh, Hoàng Lan, các anh Trịnh Đình Hòa, Trương Văn Dũng… Tất cả đều đã đi từ Hà Nội về Thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) trong một nỗ lực bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ với blogger Trần Thị Nga (Thúy Nga) – người bị Tòa án Hà Nam xét xử phúc thẩm hôm nay với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”.

Ông Phan Văn Phong (tức Lương Dân Lý), chồng của Thúy Nga, cũng bị bắt cùng mọi người.

Họ bị công an đẩy lên một chiếc xe 16 chỗ và đưa đi ngay khi chỉ mới xuất hiện trước cổng Tòa được vài phút. Đa số bị đưa về trụ sở UBND phường Trần Hưng Đạo (địa chỉ: số 2 đường Trần Hưng Đạo, TP. Phủ Lý), riêng Thảo Teresa và Trương Dũng bị tách riêng và chở đi đâu không rõ.

Đến giờ này (11h35), đông đảo các lực lượng công an – gồm cả cảnh sát cơ động, công an sắc phục lẫn an ninh thường phục – vẫn bao vây khu vực tòa xử án, bịt kín hai đầu đường. Được biết, công an còn leo cả lên mái nhà để kiểm tra xem trên trời có flycam không (!).

Thúy Nga sinh năm 1977, là một nhà hoạt động nhân quyền rất tích cực trên nhiều lĩnh vực, từ phản đối bá quyền Trung Quốc, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng, đến ngăn chặn án tử hình oan sai… Tại phiên sơ thẩm, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam đã kết án chị 9 năm tù và 4 năm quản chế. Hai đứa con trai nhỏ của chị, bé Phú và bé Tài, năm nay chỉ mới năm và ba tuổi.

Tất cả các phiên tòa xử người bất đồng chính kiến hay người hoạt động dân chủ-nhân quyền lâu năm ở Việt Nam đều được chính quyền thông báo là “công khai”, và sau đó những người tới dự để ủng hộ “bị cáo” đều bị ngăn chặn, bị đánh, bị bắt giữ tùy tiện. Phiên tòa xử Thúy Nga hôm nay cũng như phiên tòa xử ông Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba Sàm) và bà Cấn Thị Thêu năm ngoái, những người ủng hộ đều bị bắt từ sáng sớm và giữ trong đồn tới chiều tối mới thả.

--------

Around ten people have been arbitrarily arrested by the Ha Nam police since early this morning when they were standing outside the Phu Ly-based People’s Court of Ha Nam province. These detainees included Mai Phuong Thao (a.k.a. Thao Teresa), Nguyen Thuy Hanh, Trinh Dinh Hoa, Truong Van Dung, among others. All of them had travelled from Hanoi to Phu Ly in an effort to come and show their solidarity and support for blogger Tran Thi Nga (Thuy Nga), who is standing trial today on charges of conducting propaganda against the state.

Mr. Phan Van Phong (a.k.a. Luong Dan Ly), Thuy Nga’s husband, was also arrested.

They were pushed into a 16-seat bus and taken away shortly after they gathered outside the court.

Hundreds of police, including uniformed riot police and plainclothes security officers, were seen watching the whole area. Some even climbed up houses in the neighborhood to check traces of flying cameras (web-cams).

Thuy Nga, b. 1977, is an active human rights activist in Vietnam. She spoke up against hegemonic China, corruption, and wrongful death sentences. She also raised her voice in calling for environmental protection, patriotism and good governance. In the trial court on July 25, she was sentenced to nine years of imprisonment and four years under house arrest.

She is the mother of four sons, the youngest ones are five and three years old.

Traditionally all the trials against dissidents and activists in Vietnam are proclaimed by the police-dominated authorities to be “open hearings” while in fact all those who come to support the accused may be barred from attending them, even be beaten up or arbitrarily arrested.


Ngô Duy Quyền :
https://www.facebook.com/alfonsongoduyquyen/posts/1684432898244472?pnref=story

Côn an đánh người và cướp tài sản - tường thuật vắn tắt của anh Trương Dũng nhờ đăng trên Fb Ngô Duy Quyền:
Tôi đến phiên tòa xử Thuý Nga
vào lúc chừng 7h30 sáng ngày 22/12/2017 cùng Nguyễn Thúy Hạnh và Hoa TD. Đến nơi, chúng tôi gặp anh Phan Văn Phong chồng Thuý Nga (Fb Lương Dân Lý) và Thao Teresa. Tất cả 5 người đang đứng nói chuyện với nhau được khoảng 15' thì bọn mật vụ kéo đến bắt cả 5 người lên xe. Trên xe, Thúy Hạnh lấy điện thoại ra báo về cho gia đình, thì ngay lập tức bọn chúng giật điện thoại và có hành vi cực kỳ thô bạo.
Bọn chúng đưa Thúy Hạnh và anh Phong vào một phường, sau đó đưa tôi (Trương Dũng), Thảo Teresa và Hoà TD đến đồn phường Minh Khai. Thảo Teresa bị đưa vào một phòng ở tầng 1, Hoà TD bị đưa lên tầng 2, tôi thì hội trường tầng 3. Bọn chúng yêu cầu tôi bỏ đồ đạc cá nhân ra để kiểm tra nhưng tôi phản đối, chúng xô vào lột hết đồ trên người tôi. Chúng đánh tôi và nói những câu hết sức mất dạy. Tôi nói "các cháu là công an nhân dân học tập gương của bác phải không?" (vừa nói tôi vừa chỉ tay vào tượng ông Hồ). Bọn chúng cay cú, 2 thằng xô vào tiếp tục đánh tôi. Có 1 tên an ninh tự giới thiệu tên là Anh, hắn nói với tôi có giỏi thì về lên facebook viết về sự việc ngày hôm nay, tôi sẽ đối thoại với ông, ông có giỏi ông cứ viết đi. Sau đó bọn chúng lập biên bản. Tất nhiên là tôi bất hợp tác và không bao giờ ký. Tôi yêu cầu bọn chúng mặc sắc phục. Tên Anh trả lời rằng :"Làm việc với ông mà mặc sắc phục, bẩn cả sắc phục ra". Buổi chiều, bọn chúng bắt tôi cởi áo ra để chúng kiểm tra lần nữa. Tôi bất tuân, thế là chúng lại đánh tôi. Khoảng 5h chiều, chúng đẩy tôi lên chiếc xe máy kẹp 3, tôi hỏi đồ đạc của tôi đâu, chúng trả lời: về số 3 Nguyễn Gia Thiều mà hỏi.
Chúng chở tôi ra thành phố Phủ Lý vẫy 1 chiếc xe khách HN - Ninh Bình, đưa tôi lên xe. Bọn chúng đi xe máy trên đường cao tốc bám sát xe ôtô đến tận HN. Tôi về đến nhà lúc honw 7h tối.
Hôm nay, 3 lần bọn chúng hành hung và cướp của tôi một balo, 1 điện thoại iphone 5s, 1 cục sạc dự phòng, 1 chứng minh thư, 2 quyển kinh cứu khổ, 1 số thuốc chữa bệnh, đáng chú ý là chúng cướp của tôi 2 cái bánh mì tôi chưa kịp ăn.
Ngoài tôi ra, còn có Thảo Teresa và Hòatd bị cướp tài sản, đây là 1 hành vi khủng bố hết sức trắng trợn và dã man, tôi rất mong dư luận quan tâm lên tiếng về sự việc hôm nay.


NHÀ CẦM QUYỀN CSVN CAI TRỊ DÂN THEO KHUÔN KHỔ LUẬT PHÁP NÀO ???


 Vũ Mạnh Hùng
  Ngày 20/12/17

   Bị ngăn chặn một buổi dự liên hoan, đối với cá nhân tôi không có gì đáng nói. Chỉ thấy đau buồn thêm bởi một đất nước đang tan nát trên mọi phương diện dưới sự cại trị độc tài của đảng. Vì quá lo sợ nên cách hành xử của nhà cầm quyền chế độ đã và đang tự lột bộ mặt thật của mình, tự minh chứng cho nhiều người thấy một xã hội vô pháp dưới sự cai trị bất nhân của đảng. Mặt khác, thấy đau lòng thay cho những cha mẹ sinh con ra mất tiền cho ăn học, thậm chí mất tiền để lo lót công việc để con có cuộc sống làm người, nhưng bị đảng biến thành một thứ công cụ đi làm những chuyện bất lương.

   Nhưng tôi tin trong đám công cụ này sẽ ngày một thức tỉnh bởi tính tự nhiên trời sinh ra để làm người. Mặt khác, họ được tiếp xúc với thông tin lề dân, tiếp xúc với sự thật bị sai khiến (trừ những kẻ quá mu muội và rắp tâm làm súc vật chỉ vì miếng cơm manh áo là trên hết) mới không nhận ra bộ mặt của đám cầm quyền bất nhân "hèn với giặc, ác với dân" này. Tôi thường thấy đám an tà phần lớn còn biết xấu hổ, không dám xưng danh, giấu mặt ... thực lòng không ít họ không muốn đi làm những chuyện bất lương vô pháp như thế. Họ không trơ trẽn mặt thớt như cái đám cầm quyền, đám phát ngôn, đám DLV ... của chế độ trên các phương tiện truyền thông của đảng.

   Ở cái cấp công cụ rẻ mạt nhất họ còn nhận ra huống chị là đám công cụ cấp trên của đảng. Nên việc Tổng Trọng lo về sự "tự chuyển hoá", "tự diễn biến" là đúng đấy. Trời sinh người ta ra để làm người, ép buộc người ta làm thứ công cụ súc sinh là trái quy luật tự nhiên. Nên có bưng bịp cách nào đi chăng nữa cũng không lại bới chính cách hành xử của nhà cầm quyền. Chính vì vậy nhận thức chung đang vỡ ra ngày một sâu rộng. Thì tài sản mà những kẻ độc quyền vơ vét, ăn cướp bằng mọi thủ đoạn, bằng quyền lực bất chính ... cũng đi tong cả thôi, chết cũng không ai mang đi được.


   Nên tốt hơn hết là đám cầm quyền hiện nay hãy thức tỉnh, biết sống làm người tử tế, hướng thiện, hướng về lợi ích thực sự của dân của đất nước. Đừng tham lam cố biến mình thành kẻ thù của nhau, kẻ thù không đội trời chung với nhân dân, rồi biến mình thành tay sai bán nước thì nhục lắm, bị nguyền rủa muôn đời.

16 December 2017

BÀN VỀ NGU DÂN

   GS. Nguyễn Đình Cống


   Tôi vừa đọc bài “CHÍNH SÁCH NGU DÂN TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC”, thấy có vài ý hay hay, xin giới thiệu để các bạn tham khảo. Bài khá dài nên tôi mạn phép tóm lược các ý chính. Tác giả người Tàu, tên là Lý Trung Tân ( Li Zhongqin), người dịch : Lâm Duyên. Bài đăng trên trang Nghiên cứu lịch sử ngày 8/12/2017, trang Bauxitvn ngày 10/12.

   Từng có tổng kết rằng Lịch sử Trung quốc có một số định luật lớn, trong đó có định luật TRÊN DƯỜI CÙNG NGU. Chỉ cần thể chế toàn trị còn tồn tại, trên dưới cùng ngu là không thể tránh khỏi. Cái gọi là “Định luật trên dưới cùng ngu”, là chỉ trong xã hội chuyên chế, kẻ thống trị thực hành chính sách ngu dân. Có “chính sách ngu dân” tất sẽ xuất hiện “đối sách ngu quân” trong triều đình và dân chúng. Đây gọi là “trên dưới cùng ngu”. Hệ quả của “trên dưới cùng ngu” là trên có hôn quân, dưới có ngu dân, xấu thắng tốt thua, luân lý hao mất, xã hội đen tối, giả dối lên ngôi, hủ bại lạc hậu, hèn hạ bạc nhược.

   1-“Chính sách ngu dân” của kẻ thống trị tự cho mình thông minh

   Bọn cầm quyền muốn giữ độc tài toàn trị thì thích dùng chính sách ngu dân. Chính sách này được một số bọn trí thức tay sai phụ họa và đem ra dạy nhân dân thực hiện. Kết quả là dân chỉ lo làm ăn, tự biến thành đàn cừu, đàn vịt, mọi thứ đều nghe theo sai bảo của vua quan. Bọn chúng cho rằng khi dân có trí tuệ thì khó cai trị. Làm cho dân ngu thì xã hội dễ giữ được ổn định, dễ cai trị.

   2-“Đối sách ngu quân” làm kẻ độc tài thành đần độn

   Tục ngữ có câu: “Trên có chính sách, dưới có đối sách.” Ở trên thực hiện “chính sách ngu dân”, ở dưới tự nhiên có “đối sách ngu quân”. Đối sách khác chính sách ở chỗ đối sách là việc bắt buộc phải làm, tạo ra 2 kết quả khác nhau, kết quả trước mắt, được mong muốn là làm vừa lòng người nghe, kết quả lâu dài, tích lũy, tự sinh ra là làm ngu muội người nghe, mà chủ yếu là vua quan, Việc làm cụ thể là phụ họa, tâng bốc, nịnh hót, ca ngợi, tôn xưng. Vua quan thích được ca ngợi là anh minh, là liêm chính, là một lòng vì dân vì nước v.v… thì cấp dưới và người dân phải ca ngợi thật lực vào, che dấu đi sự thật, phơi bày ra dối trá. Ai nói ra sự thật trái tai thì bị trừ khử làm cho người ta sợ. Thế rồi vua quan tự huyễn hoặc, cứ nhầm tưởng mình thật sự sáng suốt, thật sự thông minh. Kết quả làm cho lũ độc tài trở nên đần độn. Cấp dưới làm cho vua quan ngu đi là như vậy. Trong lịch sử có thể dẫn ra rất nhiều dẫn chứng minh họa.

   3- Trên dưới làm nhau cùng ngu

   Sự xuất hiện của vô số dân ngu, ở mức độ nhất định giúp gia cố quyền lực của kẻ thống trị độc tài, nhưng đồng thời lại làm cho toàn xã hội bao phủ trong không khí giả dối, bạo ngược, ngu muội, bạo lực, dễ tạo thành thảm họa mang tính toàn quốc.
Kết quả là duy trì được nền độc tài rong một thời gian, nhưng rồi tích lũy cái ngu sẽ làm cho đất nước hèn yếu, lòng dân ly tán và mất niềm tin. Bọn đểu giả lộng hành, đạo đức bị hủy hoại. Lúc này sự sụp đổ của thể chế độc tài ngu dốt, tham lam là tất yếu.

   4- Câu kết : Chỉ có xây dựng được cơ chế ràng buộc quyền lực hiệu quả, nhân dân có đủ tự do ngôn luận, mới có thể hy vọng đánh bật gốc quy luật “trên dưới cùng ngu”.
________________________________________
THÊM VÀO. Bài Chính sách ngu dân… kết thúc ở mục 4. Tôi xin thêm ý kiến về sự cáo chung của xã hội “ trên dười cùng ngu”. Không có xã hội trên dưới cùng ngu kéo dài mãi. Trong lịch sử đã từng xẩy ra sự sụp đổ của bọn thống trị độc tài theo một số kịch bản sau : đảo chính, cách mạng bạo lực, bị ngoại xâm, cách mạng ôn hòa.

a-Đảo chính. 
   Đó là khi một số lực lượng vũ trang nổi dậy làm đảo chính thay đổi triều đại. Đảo chính ( chính biến), dù thành công hay thất bại, thường chỉ xẩy ra trong thời gian ngắn, trong không gian hạn chế ở vùng Kinh đô ( hoặc Thủ đô),

b-Cách mạng bạo lực
   - Tiến hành chủ yếu bằng lực lượng vũ trang, do một thế lực lãnh đạo, thường diễn ra trên diện rộng .

c-Bị ngoại xâm. 
   Khi bên ngoài có bọn ngoại xâm dòm ngó. Chúng sẽ mua chuộc và uy hiếp bọn thống trị độc tài, biến bọn này thành tay sai, dâng nộp đất nước cho chúng. Sau khi chiếm được đất nước đa số bọn ngoại xâm quay lại trừ khử bọn độc tài cũ, ngu và tham

d-Cách mạng ôn hòa.
   Do áp lực của quần chúng được tổ chức, buộc bọn độc tài phải giao nộp quyền lực trong hòa bình. Đây là phương án đáng mong ước nhất, nhưng phải có điều kiện là dân bớt ngu, bớt sợ, được giác ngộ, được tập hợp thành lực lượng và có tổ chức.

06 December 2017

DƯ LUẬN VIÊN

Phạm Đình Trọng


Hình ảnh : Đại tá, Nhà văn, Nhà báo Phạm Đình Trọng - Người viết tuyên ngôn ra khỏi đảng cách đây gần 10 năm.

1.   Đàn áp người dân yêu nước biểu tình lên án Tàu Cộng xâm lược cướp biển cướp đảo của ta, chống phá người dân làm lễ tưởng niệm những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu chống giặc Tàu Cộng xâm lược, nhà nước cộng sản Việt Nam còn tập hợp những người trẻ tuổi ngộ độc ảo thuyết cộng sản, trang bị cho họ chiếc áo đỏ lòm màu máu và lá cờ lênh láng màu máu, đẩy họ ra đối mặt với người dân, gây sự, xung đột với tình cảm yêu nước thương nòi thiêng liêng của người dân, biến họ thành những kẻ vô loài hung hăng điên cuồng khiêu khích, ngăn cản, chống phá cuộc biểu tình, lễ tưởng niệm của lòng yêu nước, chống phá chính giống nòi của họ, bôi bẩn lên trang sử vàng oanh liệt của cha ông mà họ vừa học ở nhà trường.







Nhà nước cộng sản Việt Nam đã nướng nhiều thế hệ trẻ Việt Nam trên ngọn lửa chiến tranh Nam – Bắc điêu tàn, nay lại biến nhiều người trẻ thành những kẻ lạc loài, những đứa con hoang của giống nòi Việt Nam. Biên chế những kẻ lạc loài đó trong tổ chức có tên là Dư Luận Viên, những người cộng sản cầm quyền đã rút ruột tiền thuế nghèo của dân trợ cấp cho những hoạt động gây rối của đám dư luận viên khá đông đúc và hôn mê sâu học thuyết máu đấu tranh giai cấp.

Đội ngũ dư luận viên hôn mê học thuyết máu đấu tranh giai cấp như những kẻ ngáo đá điên cuồng chống phá cuộc xuống đường, chống phá lễ tưởng niệm của lòng yêu nước thì mọi người đều dễ dàng nhận ra và nhiều người còn biết rõ mặt, rõ tên những dư luận viên đầu trò. Những Trần Nhật Quang, Hoàng Nhật Lệ, Đỗ Anh Minh .  .  . , toàn những cái tên đẹp như ánh sáng và những gương mặt trẻ ngời ngời như tia nắng ban mai mà tâm hồn bị đầu độc, bị bưng bít trở nên tối tăm như đêm dài nô lệ.

Nhưng còn có những dư luận viên không xuất trận bầy đàn, không xuất hiện ở quảng trường, đường phố, không mang áo máu, cờ máu thì không phải ai cũng nhận ra.

2.   Chức bự, quyền to nhưng não bé, nghĩ cạn, lại muốn phô trương quyền uy với thiên hạ, ông cục trưởng cục nghệ thuật biểu diễn của bộ lớn mang tên Văn hóa liền ban lệnh cấm năm nhạc phẩm ra đời ở miền Nam trước năm 1975 đã được người tiền nhiệm của ông cho phép sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội.

Bài hát là sản phẩm của tâm hồn, tình cảm, là sáng tạo nghệ thuật. Sức sống, sức lan tỏa của tác phẩm nghệ thuật chỉ phụ thuộc vào chất lượng nghệ thuật của nó và sự cảm thụ, đồng cảm của công chúng. Câu ca dao về con cò, con vạc, bài dân ca bèo dạt mây trôi chẳng cần quyền uy nào cho phép, chẳng cần quyền lực nào bảo lãnh vẫn sống bền bỉ trong hồn người Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác và nó sẽ tồn tại mãi mãi cùng sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Một bạo chúa, một quyền lực độc tài nào muốn giết chết câu ca dao về con cò, con vạc trong tâm hồn người Việt Nam, muốn cấm bài dân ca về những thân phận, những cuộc tình bèo dạt mây trôi cũng không thể giết được, không thể cấm được.

Dùng quyền lực hành chính cho phép sự tồn tại của một bài hát đã là sự vô lối. Càng vô lối hơn khi dùng quyền lực hành chính cấm đoán một sản phẩm của tâm hồn, tình cảm.

Sự vô lối, vô văn hóa của ông cục trưởng ở bộ mang tên Văn hóa gây kinh ngạc và phẫn nộ cho đông đảo người dân. Cả những người không hề biết những bài hát bị cấm giai điệu như thế nào, lời ca ra sao cũng bất bình. Vì hát hay không hát những bài hát đó là lí tưởng thẩm mĩ của họ, là quyền của trái tim họ, quyền của tâm hồn họ chứ không phải quyền của ông cục trưởng, ông bộ trưởng.

Dù vô lối nhưng lệnh cấm năm bài hát của ông cục trưởng là quyền uy của nhà nước cộng sản. Bảo vệ lệnh cấm vô lối của ông cục trưởng là bảo vệ quyền uy nhà nước cộng sản. Cả bộ máy truyền thông nhà nước cộng sản vội vã vào cuộc và những cái tên vẫn thường xuất hiện trên mặt báo lề đảng, những khuôn mặt vẫn thường xuất hiện trên truyền hình nhà nước cộng sản với danh xưng nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà lí luận phê bình âm nhạc như nhà báo Nguyễn L, nhà thơ, nhạc sĩ, “nhà lí luận phê bình âm nhạc” Nguyễn T. K. lại có bài trên báo lề đảng, lại có mặt trên truyền hình nhà nước cộng sản.

Trước đây họ xuất hiện trên mặt báo, trên màn hình televisions, mỗi người một giọng tạo thành dàn hợp xướng tụng ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tụng ca cuộc chiến tranh Nam – Bắc điêu tàn, tụng ca con người mang lí tưởng cộng sản và tụng ca thành tựu rực rỡ của nền văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Nay họ đồng loạt ỉ ôi phê phán, gay gắt lên án năm bài hát vừa bị cấm.

Không mặc áo máu, không mang cờ máu nhưng những người như nhà báo Nguyễn L, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà “lí luận phê bình âm nhạc” Nguyễn T. K. chính là những dư luận viên của nhà nước cộng sản ở lãnh địa văn hóa tư tưởng.

3.   Mấy hôm nay người dân quan tâm đến đời sống văn hóa đất nước lại xôn xao bất bình về một sự việc do một cụ già 83 tuổi có khuôn mặt rất lão nông gây ra. Khuôn mặt lão nông vốn xuất thân trong gia đình có người tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp là thời trai trẻ của khuôn mặt lão nông hôm nay. Tuổi trẻ đó được tổ chức đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chín năm đưa sang nước Tàu cộng sản học tiếng Tàu, học văn hóa Tàu.

Cùng với việc viện trợ súng đạn cho những người cộng sản Việt Nam đánh Pháp ở Điện Biên Phủ, viện trợ cho hiện tại, nước Tàu Cộng sản còn viện trợ cả văn hóa Tàu Cộng, cả chữ nghĩa Tàu Cộng cho con em những người cầm súng Tàu Cộng chiến đấu chống Pháp nữa, viện trợ cả cho tương lai. Ngày nay với học hàm phó giáo sư, với vốn liếng chữ nghĩa có được trên chặng đường ngàn dặm xa nước đi nhận viện trợ văn hóa, cụ phó giáo sư 83 tuổi đề xuất việc “cải tiến” chữ viết đương đại của người Việt. Làm cho chữ Việt “cải tiến” xa lạ với chính người Việt. Làm cho thế hệ người Việt của tương lai học thứ chữ Việt “cải tiến” phải đoạn tuyệt với chữ viết của thế hệ cha anh, đoạn tuyệt với kho tàng văn hóa đồ sộ của của chữ Việt truyền thống để lại. Làm cho ngữ âm của thứ chữ viết “cải tiến” đơn điệu, thô thiển và xa lạ với ngữ âm tiếng Việt vốn vô cùng phong phú, uyển chuyển, tinh tế và có sức bao dung chấp nhận, nâng niu ngữ âm của mọi miền đất nước. Ngữ âm của thứ chữ Việt “cải tiến” xa lạ với ngữ âm tiếng Việt nhưng lại khá gần gũi, đồng điệu với ngữ âm tiếng Tàu!

Bài dân ca Bèo Dạt Mây Trôi không phải chỉ là khúc cảm thán của con người về thiên nhiên, về cuộc đời trôi nổi vô định. Bèo Dạt Mây Trôi là nỗi niềm, là thân phận những thảo dân vô danh nhỏ bé, mỏng manh trước thiên tai, giặc giã, trước bạo quyền hà khắc, trước biến thiên lịch sử. Bèo Dạt Mây Trôi tuy buồn man mác nhưng có sức sống mãnh liệt vì đó là hồn dân dã Việt Nam. Không thể vì nỗi buồn man mác đó mà phải cải biên, cải tiến, cải tổ, cải táng để bài dân ca Bèo Dạt Mây Trôi cũng có giai điệu hùng tráng như bài Quốc Tế Ca vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian.

Chữ Việt truyền thống tồn tại mấy trăm năm đã mang hồn vía của người Việt, là tài sản của mọi người Việt. Đó là tài sản của những nhà khoa học ở những tháp ngà chữ nghĩa. Nhưng đó cũng là tài sản của bác xe ôm ngồi chờ khách trong nắng bụi vỉa hè mở tờ báo ra đọc. Không thể vì chi tiết nhỏ chưa thật toàn bích, chưa thật hoàn thiện của chữ Việt mà đè ngửa nó ra giải phẫu thẩm mĩ, cắt bỏ chỗ nọ, thêm thắt chỗ kia, biến chữ Việt truyền thống đã mang hồn vía người Việt thành thứ chữ Việt dao kéo, lai căng, đầu Ngô, mình Sở, vô hồn.

Chữ viết đã mang hồn của người Việt bị “cải tiến” thành thứ chữ Việt vô hồn làm sao những người mang hồn Việt có thể thờ ơ, bình thản im lặng. Những đợt sóng lừng của sự bất bình ào ạt dâng lên chặn đứng bàn tay cầm dao bầu chọc tiết heo lăm le muốn giải phẫu thẩm mĩ chữ Việt, biến chữ Việt thấm đẫm hồn Việt thành thứ chữ Việt chết khô, vô hồn.

4.   Nhưng cần bình tĩnh để nhận ra người đề xuất “cải tiến” chữ Việt có phải chỉ là một kẻ đốt đền hay là một người lính lĩnh ấn tiên phong đi mở một mũi xung kích mới đánh vào tâm linh, hồn cốt người Việt, đánh vào đời sống văn hóa tinh thần đất Việt, sau lần nổ phát súng thăm dò: Đưa chương trình giáo dục chữ Tàu và văn hóa Tàu vào bậc tiểu học.

Trước sự bất bình, phẫn nộ của người dân về ý đồ giết chết hồn Việt Nam trong chữ viết của người Việt Nam, kênh truyền hình chính thống của nhà nước cộng sản Việt Nam liền mau mắn cho xuất trận một dư luận viên quen thuộc có học vị tiến sĩ văn chương ra chống trả làn sóng phẫn nộ, bảo vệ người lĩnh ấn tiên phong đi mở mũi xung kích mới đánh vào một mảng hồn Việt.

Dư luận viên quen thuộc vì dù là nữ dư luận viên mà cả thanh và sắc đều là dấu trừ, lại đã luống tuổi, là tiến sĩ văn chương, tiến sĩ của văn hay chữ tốt mà nói năng cũng thiếu vắng ý đẹp lời hay nhưng lại xuất hiện khá thường xuyên trên kênh văn hóa nghệ thuật truyền hình nhà nước.

Nữ chiến binh dư luận viên này thường bắn thẳng những loạt đạn ngôn từ chát chúa như người lính trên chốt tiền tiêu quất những loạt AK quyết liệt. Mới cách đây chưa lâu, với giọng khàn khàn, rè rè, nữ chiến binh dư luận viên luống tuổi này đã quất loạt đạn ngôn từ thẳng căng vào những facebooker khi bà cay nghiệt và hồ đồ kết tội: Năm mươi phần trăm facebooker là những kẻ vô công rồi nghề!

Vì sao bà tiến sĩ dư luận viên lại hằn học nã đạn ngôn từ vào facebooker như vậy? Trước đây công việc cứu trợ những thân phận hẩm hiu, thiệt thòi đều do các tổ chức nhà nước đảm nhiệm. Dân ta vốn giàu lòng yêu nước thương nòi. Trong những tai họa của đất nước, người dân mở lòng đổ của ra cứu trợ rất lớn. Nhưng chiến dịch cứu trợ chỉ rầm rộ, ồn ào, thừa thãi ngôn từ về sự đùm bọc chia sẻ trên hệ thống truyền thông nhà nước. Còn của cải vất chất của những tấm lòng từ thiện đến với những người khổ hạnh là một ẩn số không thể nào biết được. Đồng tiền xóa đói giảm nghèo từ ngân sách quốc gia, có sự giám sát của cả bộ máy nhà nước còn đổ thẳng vào nhà quan tham. Đồng tiền cứu trợ của dân đi theo con đường nhà nước làm sao thoát được những quan tham đó. Những tấm lòng trắc ẩn trong dân đành phải trực tiếp tự đứng ra làm từ thiện.

Một tiến sĩ truyền thông hết năm này sang năm khác lặng lẽ, bền bỉ mang quần áo, sách bút, gạo tiền đến những bản làng xơ xác trên núi cao heo hút để những đứa trẻ quần áo tả tơi phong phanh trong gió rét, bữa cơm hàng ngày chỉ có lỏng chỏng vài hạt ngô chưa ăn đã hết từ nay có được manh áo ấm và có được bữa “cơm có thịt”. Tin tưởng ở những nhân cách, những con người cụ thể, người dân đã hồ hởi giao cho một nhà báo trẻ hàng chục ngàn tỉ đồng để anh trực tiếp mang đồng tiền thơm thảo tình người đó đến trao tận tay người dân vùng bão lũ miền Trung.

Nhưng việc làm từ thiện cao cả, kịp thời, hiệu quả và vô tư đó đã bị một chương trình truyền hình 60 phút của đài truyền hình nhà nước cộng sản cật vấn, nghi ngờ, dè bỉu “làm từ thiện với động cơ gì”. Trả lời sự cật vấn, dè bỉu xấc xược đó, facebookers đã lên tiếng. Lập tức, nữ chiến binh dư luận viên thiện chiến, có ý chí chiến đấu cao liền được kênh truyền hình kia đưa ra nghênh chiến và nữ chiến binh dư luận viên đã nghiến răng xả băng đạn ngôn từ vào facebooker: hạng vô công rồi nghề!

Lần này nữ chiến binh dư luận viên lạnh lùng ngạo mạn: Việc cải tiếng chữ viết là việc của các nhà khoa học, không phải việc của đám quần chúng không biết gì!

5.   Đài truyền hình nhà nước cộng sản Việt Nam mau mắn đưa dư luận viên gạo cội ra bênh vực người đề xuất “cải tiến” chữ Việt đã xác nhận rằng ý đồ “cải tiến” chữ Việt nhằm làm cho chữ Việt xa lạ với người Việt, xa lạ với cội nguồn văn hóa Việt Nam không phải chỉ là ý đồ riêng của cụ phó giáo sư 83 tuổi.


Điểm mặt vài dư luận viên để xót xa nhận ra rằng với nhà nước cộng sản Việt Nam, tiến sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ cũng chỉ là những dư luận viên, công cụ tuyên truyền, công cụ đàn áp dân của nhà nước cộng sản. Nhà nước như vậy không thể có những trí thức, những nghệ sĩ đích thực, chân chính.

25 November 2017

TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRONG VIỆC LÀM CHẾT LÂM SÀNG NỀN GIÁO DỤC


                                             GS.TS - Nguyễn Đình Cống

   Gần đây Nguyễn Thượng Long, một nhà giáo, viết loạt bài : “ Nghề cao quý đã chết lâm sàng” trình bày sự ngắc ngoải của nền Giáo dục Việt Nam. Sau khi nêu ra và phân tích nhiều hiện trạng đau lòng, Nguyễn Thượng Long viết : “Có hợp lý không khi quy hết trách nhiệm làm hư hỏng thế hệ trẻ cho ngành GD - ĐT?, câu hỏi này nằm ngoài phạm vi bài viết của tác giả”. Tôi thông cảm với thầy Long, thầy biết trong việc này ngành GD-ĐT vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, còn trách nhiệm chính ở cao hơn, có thể thầy biết, nhưng chưa có dịp nói ra. 

   Tôi xin tiếp lời.
   
   Trước đây tôi đã có nhiều bài báo và thư gửi Quốc hội cũng như Bộ Giáo dục về các vấn đề giáo dục. Chỉ xin nhắc lại vài ý .
   Trong thư gửi QH vào tháng 3/ 2010 tôi nêu 6 nguyên nhân làm GD xuống cấp và đề nghị 6 biện pháp để chấn hưng. Xin nêu lại 2 nguyên nhân đầu tiên là :

1- Sự quá duy ý chí của lãnh đạo cấp nhà nước trong việc phát triển GD. 

2- Nhà nước và Quốc hội cử nhầm người kém tài năng làm Bộ trưởng GD.

   Trong thư gửi QH vào tháng 6/ 2014, tôi viết “Đổi mới toàn diện GD là việc chưa thể thực hiện” vì không thể tách GD ra khỏi nền tảng xã hội tràn ngập các tệ nạn. Trong một thể chế độc tài toàn trị đầy rẫy tham nhũng, nạn mua quan bán chức là quá phổ biến, nền GD chỉ có thể sửa chữa một số sai lầm, làm một số giải pháp tình thế. Nếu chưa có cải cách về thể chế để dẹp bỏ tham nhũng và kiến lập nền dân chủ thực sự mà cứ cố đổi mới toàn diện GD thì chỉ tiêu tốn thời gian, sức lực và tiền của để thay các sai lầm này bằng các sai lầm khác mà thôi.

   Trong bài Bàn về triết lý GD ( tháng 12/2016), tôi viết rằng nền GD VN đi chệch hướng là vị bị chính trị hóa, bị dùng để phục vụ cho ý thức hệ của Đảng, nhằm đào tạo ra những người chủ yếu chỉ biết thừa hành sự lãnh đạo của đảng. Vậy để cứu nền GD thì trước hết cần thoát ly chính trị, đưa GD trở về với nhân văn và khoa học.
Tôi xin viết tiếp thầy Long và chỉ ra rằng trách nhiệm chính trong việc làm chết lâm sàng nghề cao quý, không ai khác ngoài các lãnh đạo cao cấp của ĐCS VN qua các thời kỳ. Do kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) họ rơi vào tình trạng kém trí tuệ. Sự kém này bắt đầu từ trong nhận thức rồi thế hiện ra bằng những chủ trương, đường lối sai lầm. Về GD sự kém này thể hiện rõ ở 3 điều sau :

   1-Hiểu sai tương quan giữa GD và Chính trị (CT). Buộc GD quốc dân phải làm công cụ phục vụ CT, đào tạo ra những con người lao động chủ yếu thừa hành, những chiến sĩ của cách mạng vô sản ( còn những người lãnh đạo phải được đào tạo riêng trong các trường chính trị của Đảng, từ sơ đến cao cấp). Tuy có nói đến giáo dục sáng tạo, đào tạo trí thức, nhưng chỉ cho phép những sáng tạo phục vụ cho Đảng, chỉ chấp nhận trí thức trung thành với Đảng. Những trí thức, dù là bình thường hoặc tinh hoa, nếu có điều gì tỏ ra chưa nhất trí, dù có góp ý chân thành cũng bị loại bỏ.

   2- Hiểu sai về vai trò của GD. Trước đây cho rằng GD là phúc lợi tập thể, là quyền lợi của người dân, vì vậy phải ưu tiên cho một số đối tượng. Đúng, GD là một trong những quyền lợi, nhưng muốn hưởng nó cần có điều kiện để tiếp nhận chứ không như quyền lợi vật chất do bên ngoài đưa đến. Hồ Chí Minh nói : “ Làm sao để ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” . Tôi hiểu, được học hành chủ yếu là thoát nạn mù chữ, có trình độ tiểu học, chứ không phải ai cũng có bằng tú tài, cử nhân. Tất nhiên đất nước có nhiều người có học vấn cao là tốt, rất tốt, nhưng học vấn đó phải là thực chất chứ không phải phần lớn là đồ dổm, là thuộc loại hữu danh vô thực. Phát triển GD phải dựa trên 2 điều kiện, một là nền kinh tế đất nước, hai là năng lực của người học, người dạy. Tôi cho rằng mở quá rộng nền giáo dục bậc cao so với khả năng nền kinh tế , chủ yếu để tuyên truyền về tính ưu việt của chế độ, về thành tích của Đảng và Chính quyền, để chạy theo chỉ tiếu này nọ…là một sai lầm của duy ý chí. Nhà nghèo, đẻ ra đông con, mà một số còn bị thiểu năng trí tuệ mà cố để các con đều có học vấn cao thì làm sao nổi.

   3-Xem làm GD là công việc quá dễ so với nhiều lĩnh vực khác như Quốc phòng, Kinh tế, Ngoại giao, Công an v.v…Nhận thức này dẫn tới một số hệ lụy tai hại, trong đó có 2 vấn đề liên quan đến lãnh đạo ngành và đội ngũ giáo viên.
Về lãnh đạo : Trước 1975, dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên GD phát triển bình thường, sau đó GD xuống cấp dần, một phần là do yếu kém của lãnh đạo. Ai cử ra Bộ trưởng GD. Thì Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ chứ có ai nữa. Tại sao lại cử ra những Bộ trưởng kém năng lực. Một phần vì người ta xem thường, cho rằng làm GD là dễ.

   Về đội ngũ : Tôi cho rằng để người thầy làm tốt nhiệm vụ phải có 3 điều kiện cấn là năng lực, đạo đức và điều kiện vật chất. Năng lực gồm tri thức và phương pháp sư phạm. Một số lãnh đạo đã hiểu nhầm công việc của thầy giáo, cho rằng nó đơn giản, dẽ dàng, nhẹ nhàng so với công nông binh và công tác cách mạng. Từ đó mà bên ngoài thì đề cao vai trò nghề cao quý, còn bên trong thì coi thường sự lao động của họ, thể hiện ra ở tiền lương, ở sự tuyển chọn. Nhiều nước phát triển tuyển chọn người để đào tạo ngành sư phạm rất khó. Còn ở VN, phải chăng nghề sư phạm là cao quý còn ngành sư phạm là thấp kém. Trong nhiều năm thời bao cấp đội ngũ nhà giáo bị lâm vào cảnh “ Bần cùng hóa”, từ đó nẩy sinh ra nhiều tiêu cực mà đến nay vẫn hoành hành. Gieo hành động gặt thói quen, Gieo thói quen gặt tính cách. Vì bị bần cùng, phải hảnh động kiếm chác. Hành động thành thói quen, bây giờ tuy đã phần nào thoát cảnh bần cùng, nhưng thói quen kiếm chác chưa cách nào bỏ được để giữ phẩm giá .

   Lời kết : Nhân ngày 20 tháng 11 có đôi lời viết tiếp loạt bài của thầy giáo Nguyễn Thượng Long, hy vọng những điều này có thể làm cho các lãnh đạo cao cấp suy nghĩ để có chuyển biến về nhận thức và biến thành tình cảm.


   Đối với thầy Long và nhiều độc giả khác tôi xin nêu một vấn đề để cùng nhau suy nghĩ : Theo thầy Long và nhiều người đều thấy là “ Nghề cao quý đã chết lâm sàng”, nhưng nhờ vào đâu, nhờ cái gì mà nó còn hoạt động, còn vùng vẫy, hàng năm vẫn có nhiều học sinh được các giải thưởng quốc tế, vẫn có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ được cấp bằng, hàng ngàn nhà giáo được phong tặng Nhà gíáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân. v.v…Phải chăng cách nhìn của thầy Long là quá bi quan.

                                                                                         Nguyễn Đình Cống
Nguồn : 
https://www.facebook.com/ngdinhcong/posts/1685175288170386?pnref=story

VỀ NHÂN VĂN GIAI PHẨM


                                             GS.TS - Nguyễn Đình Cống

   Nhiều bạn trẻ nghe nói NHÂN VĂN GIAI PHẨM (NVGP), mà chưa có điều kiện hiểu rõ nó là cái gì. NVGP là một nỗi đau của các trí thức và văn nghệ sĩ cách nay đã trên 60 năm, là một vết đen trong việc đàn áp tư tưởng của nền chuyên chính vô sản.

   Tôi xin viết 1 bài ngắn giúp các bạn tìm hiểu qua về nó. NHÂN VĂN là tên một tờ báo tư nhân do một số văn nghệ sĩ, trí thức lập ra vào giữa năm 1956, phát hành được 5 số thì bị cấm. GIAI PHẨM ( GP) là tên tạp chi, có GP mùa xuân, GP mùa Thu, GP mùa Đông, phát hành từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1956, mỗi GP có vài số. Trước đây ghép vào Nhân văn, Giai phẩm còn có thêm ĐẤT MỚI, nhưng dần dần Đất Mới bị bỏ qua. Đất Mới là tên một tạp chí của sinh viên vào cuối năm 1956, chỉ ra được 1 số. NVGP là một phong trào của văn nghệ sĩ và trí thức, nói lên nguyện vọng được tự do sáng tác, tự do thể hiện tình cảm con người, tự do tư tưởng và ngôn luận.

   Những người đề xướng và có vai trò hàng đầu như là : Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo,Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Phùng Cung, Hữu Loan, Nguyễn Bính, Quang Dũng, Văn Cao, Xuân Sách, Thụy An….Hai người bị kết án nặng nhất là ông Nguyễn Hữu Đang và bà Thụy An ( xử án tháng 10/ 1960, kết án 15 năm tù ).

   Trước 1956, theo đường lối cách mạng, mọi sáng tác và hoạt động văn hóa văn nghệ đều phải chịu sự lãnh đạo của Đảng. Thực chất sự lãnh đạo này là bắt buộc các văn nghệ sĩ phải nghe theo, làm theo các chỉ thị, chịu sự kiểm soát độc đoán của các đảng viên phụ trách, trên cùng là Trường Chinh và Tố Hữu, dưới là các cán bộ tuyên giáo các cấp. Trong tác phẩm của ai đó, là văn thơ, nhạc họa hay lý luận phê bình nếu bị phát hiện dù chỉ một câu, một ý, một chi tiết nhỏ bị cho là vi phạm lập trường giai cấp vô sản, bị cho là sai với tính đảng thì không những tác phẩm mà tác giả xem như đã bị nhận xuống bùn đen vạn kiếp. Màu tím hoa sim với Hữu Loan, Tây tiến với Quang Dũng là các dẫn chứng. Tình trạng đó làm ngột ngạt một số trí thức và văn nghệ sĩ, nhưng vì còn chiến tranh chống Pháp nên nhiều người tạm chấp nhận, tam chịu đựng.

   Năm 1956, ở Liên xô có việc Khơ rút sốp, Tổng bí thư Đảng CS kêu gọi chung sống hòa bình, mở rộng tự do dân chủ, đặc biệt là chống sùng bái cá nhân lãnh tụ, Trung quốc có phong trào Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, Việt Nam phát hiện sai lầm cải cách ruộng đất, Đảng Lao động kêu gọi mở rộng dân chủ. Một số trí thức và văn nghệ sĩ tưởng thời cơ đã đến để vận động cho dân chủ hóa và tự do sáng tác nên mới tập hợp nhau để hoạt động. Đầu tiên là một số văn nghệ sĩ trong quân đội viết kiến nghi, xin được tự do sáng tác, được để cho văn nghệ lãnh đạo văn nghệ. Kiến nghị không được chấp nhận. Viết bài thì báo nhà nước không đăng. Đã vậy thì vận động lập tờ báo tư nhân, lấy tên là Nhân Văn. Một số người có tên kể trên đã có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc làm báo tư nhân từ trước năm 1945, đặc biệt là Phan Khôi, một trí thức có tinh thần phản biện mạnh mẽ, đã lão luyện trong nghề báo. Hồi đó ở Hà Nội vẫn có một vài tờ báo tư nhân được tiếp tục hoạt động, mạnh nhất là nhật báo Thời Mới ( sau sáp nhập với Báo Hà Nội thành tờ Hà Nội Mới). Trong thời gian ở Hà Nội chuẩn bị thi đại học tôi đã chứng kiến cảnh mọi người chờ đợi, hào hứng tiếp nhận báo Nhân Văn.

   Ngày 9 tháng 12 năm 1956 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bãi bỏ quyền tự do báo chí. Ngày 15 tháng 12/ 1956, lệnh đóng cửa báo Nhân Văn ( đang in số 6). Tờ báo bị cấm trong sự tiếc nuối của nhiều độc giả.

   NVGP bị quy kết phạm vào các tội sau : 1- Không tin vào Chủ nghĩa cộng sản. 2-Phản đối chuyên chính vô sản, đòi dân chủ. 3-Chống sùng bái cá nhân. 4-Không tin vào tinh thần quốc tế vô sản, chống rập khuôn theo Liên xô, đề cao dân tộc. 5-Chống sai lầm cải cách ruộng đất. 6- Đòi văn nghệ sĩ được tự do sáng tác.

   Sau khi NVGP bị cấm, bắt đầu một đợt học tập và phê phán trong hàng ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và sinh viên. Tháng 2 năm 1957 Trường Chinh kêu gọi đập nát bọn NVGP. Tố Hữu là người trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh. Đây là một dịp tốt để cho một vài trí thức và văn nghệ sĩ tỏ lòng trung thành với Đảng. Họ có 3 loại cơ bản. Loại 1, hăng hái nhất, thường là những người tài năng có hạn, muốn tỏ ra tuyệt đối trung thành để được tiến thân. Loại 2, tuy có tài năng nhưng từ trước đến lúc đó chưa được Đảng tin yêu thật sự nên cố tỏ ra có lập trường giai cấp và tự giác theo Đảng, hy vọng được tin cậy hơn. Loại 3, tuy trong lòng thấy được chính nghĩa của NVGP, nhưng vì sợ uy quyền, vì lo cho miếng cơm manh áo mà phải phụ họa theo.

   Những người của NVGP phẩm bị tù đáy, bị đàn áp, bị tước bỏ nhiều quyền của con người, quyền của công dân, ít nhất họ cũng bị cách chức, bị quản thúc, bị hạn chế về nhiều mặt và phải sống một quãng đời quá cơ cực. Đại đa số họ đều có nhân cách cao thượng, được những người tử tế tôn trọng. Từ sau 1986 một số người được phục hồi một cách lặng lẽ bằng việc được nhắc đến tên, các sáng tác được ghi tên thật. Những Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Dần, Quang Dũng, Hữu Loan, Văn Cao v.v… lại được quần chúng yêu mến và tôn vinh. Nguyễn Hữu Đang và Thụy An mãn hạn tù. Thế nhưng Đảng và Chính quyền không có một lời chính thức nào minh oan cho họ. Phan Khôi chết trong tủi nhục năm 1959, gần đây được một số nhà nghiên cứu đề cao, tôn vinh là nhà văn hóa lớn. Nguyễn Hữu Đang ốm chết năm 2007 trong vòng tay bè bạn. Thụy An được đón ra khỏi tù như một bà hoàng.

   Vào cuối đời, lúc sắp chết Tố Hữu có tỏ ra ân hận, nhưng cũng không dám công khai nhận lỗi lầm, mà chỉ tâm sự riêng với một vài người thân tín. Phùng Quán, gọi Tố Hữu là cậu ruột, kể chuyện sau : khi cậu đã nghỉ hưu Quán mới dám đến thăm, ra về được nghe tâm sự rằng cháu đã dại mà cậu cũng quá dại. Cậu còn đọc cho Quán nghe bài thơ vừa sáng tác .
Có anh bộ đội mua đồng hồ.
Thật giả không tường anh cứ lo
Mới hỏi cô bán hàng, cô tủm tỉm
Giả mà như thật, khó chi mô

   Tên bài thơ, có thể đặt là “Anh bộ đội bị lừa”. Anh bộ đội và cả tác giả đều đã bị lừa. Một đời làm cách mạng, cuối cùng tỉnh ngộ ra “ Giả mà như thật”. Đó là kết quả của tuyên truyền lừa dối. Đó là bi kịch của cuộc đời.

   Vào cuối đời, nhiều người trước đây tích cực trong việc đánh NVGP cũng tỏ ra hối hận ( như Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu chẳng hạn ). Cũng có một vài người không có sự hối hận thật sự, những sai sót trong các sách và bài viết của họ bị một số hậu thế vạch ra và phê bình nghiêm túc ( như Nguyễn Lân, Phạm huy Thông chẳng hạn).

   Nhân Văn Giai Phẩm nên được viết vào lịch sử để nhắc nhở hậu thế.


Ghi chú : Hiện tôi có tài liệu của Thụy Khuê viết khá chi tiết về NVGP. Bạn nào muốn xem xin gửi tin vào Email : ndcong37@gmail.com, tôi sẽ chuyển cho .Không ghi vào comment của bài này vì tôi không thể xem hết rất nhiều comment của các bạn để lọc ra yêu cầu.

                                                                                                 Nguyễn Đình Cống

Nguồn : https://www.facebook.com/ngdinhcong/posts/1687317694622812?pnref=story

18 November 2017

TRÍ TRÁ GIỮA NGHỊ TRƯỜNG LỪA DỐI CẢ QUỐC HỘI



PHẠM ĐÌNH TRỌNG

   Từ hơn nửa năm nay, người Việt trên cả nước và người Việt trên khắp thế giới đều biết sự thật vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội sáng ngày 15.4.2017. Hai sĩ quan quân đội và viên trung tá phó trưởng công an huyện Mỹ Đức nhờ cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, dẫn ra cánh đồng Sênh chỉ mốc giới đất của dân Mỹ Đức. Ra đến cánh đồng, theo yêu cầu của viên sĩ quan quân đội, cụ Kình quay lại bảo mấy người dân đi theo quay về.  

   Chỉ còn đám võ biền và mấy cụ già đều ở tuổi ngoài 70 đi đến chỗ chiếc ô tô nhà binh đỗ đợi. Lập tức kịch bản triệt hạ thủ lĩnh, triệt hạ ý chí, linh hồn dân Đồng Tâm được triển khai. Một tên mặc đồ dân sự ôm súng từ trong ô tô nhảy ra xả loạt đạn chát chúa thị uy. Mấy ông già nông dân giật mình, sững sờ, còn đang ngơ ngác chưa biết chuyện gì xảy ra thì viên trung tá công an lao đến cụ Kình, tung cú đá làm cụ già mình hạc bay như chiếc lá khô. Thân già da cóc bị ném lên ô tô, tống giẻ vào mồm. Ô tô rồ máy lao hơn 50 cây số từ Cánh đồng Mỹ Đức đến thẳng cơ quan cảnh sát điều tra phố Thiền Quang, Hà Nội, mặc cho sự đau đớn của cụ già 82 tuổi lãnh trọn cú đá trời giáng của kẻ đã dày công luyện võ thuật trong trường công an. Cú đá làm cho hình hài còm cõi vỡ xương hông, gãy xương đùi.

   Vậy mà giữa hội trường Diên Hồng của Quốc hội nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ông nghị Đào Thanh Hải, hàm cao đại tá, chức lớn phó giám đốc công an kinh kì lại ráo hoảnh đổi trắng thay đen rằng Cụ Kình bị gãy xương là do người nhà giằng co, lôi kéo!

   Người dân muốn đi theo bảo vệ cụ Kình đã bị viên sĩ quan quân đội yêu cầu cụ Kình đuổi họ về. Dù họ có mặt ở đó để giằng kéo giữ lại cụ Kình vì thương yêu, bảo vệ cụ thì cũng không thể giằng kéo thô bạo gây tổn thương cho cụ được. Vỡ xương hông, gãy xương đùi phải do lực lớn giáng vào chứ không thể do lực kéo ra. Lực kéo ra chỉ có thể làm trật khớp xương. Lực kéo mà làm vỡ xương hông, gãy xương đùi thì phải xé rách cả da thịt. Nói rằng cụ Kình bị vỡ xương hông, gãy xương đùi là do người nhà giằng kéo cụ khỏi tay những kẻ bắt giữ là nói lấy được của một nhân cách, đê tiện, vô liêm sỉ. Thật mỉa mai, thật hài hước, nhân cách vô liêm sỉ đó lại là một đại biểu Quốc hội của nhà nước cộng sản Việt Nam!

   Quốc hội của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã có người đàn bà sảo quyệt kinh doanh lòng tin, bỏ ra 30 tỉ đồng mua danh nghị sĩ Quốc hội để tạo lòng tin cho khách hàng. Nay lại lòi thêm ra ông nghị Đào Thanh Hải đổi trắng thay đen, lừa dối Quốc hội giữa hội trường mang tên Diên Hồng lịch sử! Đó là thời đen tối nhất, nhem nhuốc nhất của chính trường Việt Nam và cũng là thời đen tối nhât, nhem nhuốc nhất của lịch sử Việt Nam.

   Bạo lực với dân, nhục hình với người dân nằm trong tay công an và lừa dối dư luận đã trở thành ngón nghề nghiệp vụ mà công an nhà nước cộng sản Việt Nam thường xuyên thi thố đã gây bao oan khuất cho người dân, đã dẫn đến hàng trăm cái chết thảm thương trong đồn công an như những cái chết của những dân lành Nguyễn Công Nhựt ở Bến Cát, Bình Dương, Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên, Nguyễn Mậu Thuận ở Đông Anh, Hà Nội, Nguyễn Hồng Đê ở Phan Rang, Phạm Ngọc Nhung ở Sài Gòn .  .  . , đã dẫn đến nhiều bản án tử hình oan khiên cho người dân lương thiên, như bản án tử hình cho những công dân vô tội Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn.  .  . Bạo lực và nhục hình của công an nhà nước cộng sản Việt Nam mặc sức lộng hành làm cho mạng sống của người dân Việt Nam những ngày này mong manh như thân phận con giun, cái kiến.

   Người đàn ông đang trẻ khỏe, là trưởng phòng quản lí sản phẩm của một doanh nghiệp nước ngoài ở khu công nghiệp Bến Cát, Bình Dương, bị công an Bến Cát đưa về trụ sở làm việc rồi chết trong đồn công an với những thương tích bầm dập khắp cơ thể. Cổ tay, lòng bàn tay và ngón tay bầm đen, từ bụng trở xuống nhiều chỗ bầm tím. Hai bên háng bị bầm xanh. Dương vật và hai tinh hoàn đều bị dập nát và chảy máu.

   Cái chết mang dấu tích của những trận đòn thù gây đau đớn tột cùng đó được công an Bình Dương giải thích là do người đàn ông tự tử bằng cách lấy sợi dây sạc pin điện thoại di động treo cổ lên cửa sổ trụ sở công an! Nói rằng người đàn ông có công việc ổn định, lương khá, có vợ trẻ và gia đình hạnh phúc lại mau lẹ từ bỏ cuộc sống đầy đủ đáng mơ ước tìm đến cái chết treo cổ bằng sợi dây không chịu nổi sức căng mười kilogam lực là lời trí trá của kẻ vô liêm sỉ.

   Mạng xã hội tràn ngập clip một nhóm người cao to, cơ bắp chắc nịch hung hãn dồn đánh một thanh niên mảnh mai ngay giữa đường cái quan. Người thanh niên dáng nhỏ nhắn tay khư khư ôm chiếc túi đeo bên sườn trở thành hình nộm trong phòng tập võ hứng chịu những cú đá, những nắm đấm từ những thân hình cao to uốn cong như cánh cung trong thế võ tấn công đầy uy lực phóng tới. Hình nộm sống phải nhận những cú đá, những nắm đấm thôi sơn kể: “Họ chỉ tay, chửi thề quát tháo tôi và hai đồng nghiệp khác rồi đấm đá túi bụi vào mặt và người khiến tôi không kịp đỡ, bị chảy máu miệng, bị thương vùng đầu. Họ tiếp tục dồn tôi ra giữa đường hành hung trong khi xung quanh có rất nhiều ô tô lưu thông tốc độ cao. Ngoài đồng nghiệp và người dân, còn có nhiều công an viên chứng kiến"

   Cảnh hành hung man rợ của nhóm người cao to quây đánh anh thanh niên mảnh mai được nhiều nhà báo ghi hình và xác nhận là nhóm công an Đông Anh, Hà Nội đánh phóng viên của báo Tuổi Trẻ. Vậy mà công an Hà Nội vẫn trí trá giải thích với công luận rằng nhóm công an kia chỉ vung tay khi nói chuyện nhưng không may trúng má nhà báo mà thôi!

   Bao che cho thói côn đồ của nhóm công an Đông Anh, lãnh đạo công an Hà Nội vừa dung dưỡng sự lộng hành bạo lực, dung dưỡng lối hành xử với dân bằng bạo lực ở thủ đô văn hiến, vừa bộc lộ nhân cách thấp kém, gian dối, trí trá của những người đứng đầu lực lượng công an thủ đô.

   Đã quen trí trá đến vô liêm sỉ như vậy thì vụ việc viên trung tá công an Mỹ Đức, Hà Nội đá gãy xương đùi cụ Kình, làm cụ tàn phế suốt đời được viên phó giám độc công an Hà Nội trí trá biến báo thành xương đùi cụ Kình gãy là do người người nhà cụ Kình giằng co cũng là điều bình thường. Nhưng không thể bình thường khi sự trí trá đó diễn ra giữa nghị trường Quốc hội. Không thể bình thường khi một nghị sĩ, đại biểu của nhân dân Thủ đô đã trí trá lừa dối cả Quốc hội.

   Cũng không còn là Quốc hội bình thường khi Quốc hội chấp nhận sự trí trá, lừa dối đó. Không còn xứng đáng là đại diện cho ý chí nguyện vọng của người dân khi Quốc hội dung nạp kẻ trí trá, lừa dối đó, khi kẻ trí trá lừa dối đó vẫn ung dung, ngạo mạn là nghị sĩ Quốc hội, là đại biểu của nhân dân thủ đô.





15 November 2017

XE ÔM HÀ NỘI ..........


   Để có thu nhập ở lại Hà Nội đòi tài sản bị cướp . Từ hôm nay Bùi tôi bắt đầu khai trương XE ÔM . Mời bà con anh chị em ủng hộ
Xin cảm ơn và liên hệ số điện thoại : 01636569956 gặp Quyền yêu cầu đọc số điện thoại chị Hằng ( vì người này đang giữ máy của tôi )
.......................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________
                                                   Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2017.


ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
          (Về việc: Tội bắt, giữ người trái pháp luật và tội cướp tài sản)

Kính gửi:
- Thiếu tướng, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Đoàn Duy Khương;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

I. Người tố cáo:

Tôi, Bùi Thị Minh Hằng, sinh năm1964.
Địa chỉ: Số 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

II. Người bị tố cáo:

Trưởng Công an thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Địa chỉ: Số 7 Phó Đức Chính, phường Lê Lợi, thị Xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

III. Nội dung vụ việc:

   Khoảng hơn 14 giờ ngày 01/11/2017, tôi đang ở nhà Cau Mợ tôi (Bà Tô thị Ban và ông Phạm Văn Sử ) tại số nhà 92 Hoàng Diệu, phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, chờ Mợ tôi để cùng ra ngoài đi mua sắm thì thấy Cảnh sát Khu vực cùng một người đàn ông mặc thường phục đi vào nhà. Họ nói với gia đình là họ đi kiểm tra hộ khẩu định kỳ. Tôi thấy có điều gì đó khác thường nên đã xuống hỏi. Đầu tiên tôi hỏi người mặc thường phục: Anh là ai? Anh đi theo chơi hay làm gì? Anh ta trả lời: “Tôi đến đây để làm việc”. Tôi nói: “Anh làm việc thì cần phải mặc quân phục, đeo bảng tên cho dân biết chứ”. Trong lúc hỏi , tôi lấy điện thoại ra ghi hình. Tôi đang nói tới, nói lui thì bất ngờ từ ngoài cổng gần chục người mặc thường phục xông vào. Họ không chào hỏi, hay nói lý do vào nhà với chủ nhà. Họ xông đến giật điện thoại trên tay tôi và túm lấy người tôi lôi kéo. Tôi hét lên: “Các người là ai? Tại sao lại xông vào tận nhà người ta mà khủng bố thế này”. Không một lời giải thích, đám người này lôi tôi sềnh sệch từ trong nhà ra ngoài cổng (khoảng chừng chục mét), rồi họ xô đẩy, ấn, nhét tôi lên chiếc xe ô tô 07 chỗ đậu sẵn trước cổng nhà. Bọn họ hành động hết sức manh động và bất chấp pháp luật. Sự việc diễn ran gay giữa ban ngày tại khu dân cư đông đúc, trước sự chứng kiến của nhiều người dân. Những người dân hôm đó đã không hiểu chuyện gì xảy ra. Khi ấn tôi lên xe, bọn họ cũng cập rập chen nhau lên để khống chế tôi. Hàng ghế trên 02 An ninh nữ mặc thường phục (sau này tôi biết là An ninh) ngồi cả lên đùi nhau; còn hàng ghế dưới 02 người đàn ông thường phục kẹp chặt 02 bên nách tôi. Họ bẻ quặt tay tôi và ra sức ghì chặt tôi xuống để móc chiếc điện thoại tôi cất trong túi áo mà tôi gồng tay để giữ. Họ cho xe chạy lòng vòng quanh bờ hào. Tôi luôn quát 02 người mặc thường phục rằng: “hãy buông tao ra, chúng mày muốn gì thì hãy hành xử cho lịch sự”. Nhưng họ không hề có ý buông hay nới lỏng tay tôi. Phần tôi cũng cương quyết chống trả hành động sai trái của họ, nhưng không chống nổi vì họ rất hung hãn. Sau đó , họ cho xe vào sân trụ sở Công an thị xã Sơn Tây và lôi tôi ra giữa sân. Ngay tại sân, người đàn ông mặc áo thun xanh ở trên xe nhẩy xuống chỉ huy số người trên ôm chặt lấy tôi, 4-5 người đàn ông và 1 nữ an ninh ( tôi đã có hình ảnh ) xông vào và lột sạch tài sản có trong túi quần, túi áo của tôi. Trong khi Họ bẻ và giữ chặt tay tôi , rồi họ lấy đi của tôi: 01 điện thoại iPhone 6s, 2.800.000 đồng. Sau đó họ đẩy tôi vào một căn phòng của Điều tra dùng để lấy cung, nằm bên phía dãy nhà sát với đường K65 (cũ). Tại đây họ đã dùng nhiều người để tra vấn tôi . Nhưng tôi không hợp tác . Họ đã giữ tôi tại đây đến gần 21 giờ cùng ngày cho đến khi tôi mệt lả người phải nằm lên chiếc bàn trong phòng làm việc thiếp đi thì họ mới gọi tôi dậy . Yêu cầu tôi ký 02 biên bản với nội dung vu khống - bịa đặt trắng trợn khiến tôi vô cùng phẫn nộ buộc phải xé bỏ và cực lực lên án thì họ mới cho tôi về lại nhà cậu tôi là nơi họ khủng bố bắt tôi đi .

IIII- YÊU CẦU VÀ ĐỀ NGHỊ :

   Hành vi của những người trên có sự tham gia của Cảnh sát Khu vực phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây tên Long và sau đó diễn ra tại trụ sở Công an thị xã Sơn Tây. Như vậy, Trưởng Công an thị xã Sơn Tây chính là người phải chịu trách nhiệm về hành vi của những người tham gia hôm đó.
- Căn cứ Điều 133, Bộ luật hình sự 1999, quy định:
“Điều 133. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
- Căn cứ Điều 123, Bộ luật hình sự 1999, quy định:
“Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
​Tôi yêu cầu Giám đốc Công an thành phố Hà Nội:

1- Khởi tố vụ án “Cướp tài sản và bắt, giữ người trái pháp luật” xảy ra ngày 01/11/2017 tại thị xã Sơn Tây, trong đó tôi, Bùi Thị Minh Hằng là người bị hại.

2- Buộc Trưởng Công an thị xã Sơn Tây phải trả tôi số tài sản bị cướp đoạt là: 01 điện thoại iPhone 6s, 2.800.000 đồng.
Tôi trân trọng cám ơn.
Nơi nhận: Người làm đơn :
Cựu Tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng
Nơi gửi : Như trên
Cùng toàn thể
- Các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế ( để theo dõi )

- Lưu, 03 bản.