31 July 2019

SẼ CÓ PHỐ PHẠM TOÀN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOÀNG TỤY VÀ ĐƯỜNG NGUYỄN THANH GIANG


                                        Hình ảnh Nhà văn Phạm Đình Trọng nơi biên cương

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Liền hai tháng giữa năm 2019 đất nước ta, nhân dân ta mất đi ba nhà văn hóa tên tuổi, ba tâm hồn lớn. Cuối tháng sáu, ngày 26, mất nhà văn, nhà khoa học giáo dục Phạm Toàn. Giữa tháng bảy, ngày 14, mất nhà toán học Hoàng Tụy. Cuối tháng bảy, ngày 28, mất nhà khoa học địa chất, nhà khoa học chính trị và nhà thơ Nguyễn Thanh Giang.

Là nhà văn hóa, nhà khoa học đích thực nên Phạm Toàn, Hoàng Tụy, Nguyễn Thanh Giang cùng những trí tuệ lớn, những tâm hồn đẹp của tinh hoa Việt Nam như Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Hoàng Minh Chính, Hà Sỹ Phu, Nguyễn Gia Kiểng,.  .  . còn là những nhà tư tưởng khai sáng cho nhân dân trong tăm tối của thống trị cộng sản.

Đã có nhiều bài viết chân thực, xúc động của nhiều trí thức, nhiều tên tuổi về tài năng, trí tuệ và nhân cách Phạm Toàn, Hoàng Tụy. Không tiếp cận được đầy đủ trí tuệ và những đóng góp to lớn của nhà văn hóa Phạm Toàn đã mang lại triết lí giáo dục đúng đắn và sức sống mới cho nền giáo dục nước nhà đang suy vi, tôi cũng có hai bài viết về con người nghệ sĩ Phạm Toàn.

Mười lăm năm trước, lí tưởng dân chủ đưa tôi đến gặp Tổng biên tập tờ đặc san Tổ Quốc Nguyễn Thanh Giang. Từ đó tôi có nhiều kỉ niệm, có thêm hiểu biết về một tài năng quí, một nhân cách đẹp để tôi càng gần gũi, yêu quí Nguyễn Thanh Giang như một người anh. Tôi không thể không viết về người anh thân yêu đó. Nhưng tôi không thể dứt ra khỏi mạch tư duy của một bài viết đang dang dở.

Để món nợ bài viết về anh Nguyễn Thanh Giang trong tim nhưng tôi phải thưa ngay rằng trên đất nước thân yêu của chúng ta, nhiều công trình, cơ sở văn hóa, nhiều vùng đất, nhiều đường phố đang phải mang những cái tên đen tối, những cái tên đọc lên phải rùng mình ghê sợ. Trong khi chúng ta có nhiều tên tuổi sáng đẹp lại không được người đời ghi nhớ.

Những người mang thảm họa cộng sản về tàn phá đất nước, li tán dân tộc, giết hại người dân Việt Nam đã trở thành những nhà lãnh đạo đất nước độc tài gây nên một thời đẫm máu bạo lực chuyên chính vô sản. Những kẻ cuồng tín giáo điều, hôn mê hận thù giai cấp, say máu chuyên chính vô sản đã mang thuốc nổ gài vào giữa cuộc sống bình yên của thành phố nhộn nhịp đông vui đã được nhà nước chuyên chính vô sản tôn phong là những anh hùng. Tên những nhà lãnh đạo độc tài và tên những anh hùng khủng bố đã trở thành tên gọi nhiều nơi chốn trên đất nước Việt Nam hôm nay. Những cái tên mang nợ máu với dân, là tội đồ của lịch sử Việt Nam sẽ được lịch sử công bằng và nghiêm khắc phán xét, sẽ bị đời đời lên án phải bị loại bỏ khỏi đời sống văn hóa đất nước để thay bằng những tên tuổi là niềm tự hào của tâm hồn, trí tuệ và khí phách Việt Nam như Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Hộ, Trần Lâm, Lê Hiếu Đằng, Hạ Đình Nguyên.  .  .

 Vì vậy sẽ có phố Phạm Toàn, trường đại học Hoàng Tụy và đường Nguyễn Thanh Giang. Và đường Nguyễn Thanh Giang chính là đường Trung Văn thuộc Từ Liêm, Hà Nội hiện nay, nơi có nhà số sáu khu tập thể Địa Vật Lý, nơi nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang đã sống những năm tháng sôi động đầy ý nghiã và đã viết để lại cho mai sau những tác phẩm mang dấu ấn tài năng của tâm hồn và trí tuệ Nguyễn Thanh Giang: Nhân Quyền Và Dân Chủ Ở Việt Nam, Suy Tư Và Ước Vọng, Giữa Đông Và Tây, Sứ Mệnh Công Dân, Những Mẩu Quặng Dọc Đường, Đêm Dày Lấp Lánh, Người Đội Số Phận.

TG : P.Đ.T
Nguôn : https://www.facebook.com/kesiviet/posts/1115514675316578

Tuyên bố về Biển Đông 3




Tình hình

TQ từ  xưa đến nay luôn coi VN là chư hâu và trong những trường  hợp cần thì biến VN thành tên lính xung kích thực hiện mưu đồ thống trị thế giới của TQ. Trong trường hợp VN phản kháng thì TQ luôn luôn gây hấn xâm phạm từng phần biên cương hải đáo hoặc gây chiến tranh với chiêu bài dạy cho bài học như chiến tranh biên giới Tây Nam , Chiến tranh tổng lực phía Bắc 1979.

Chủ trương của TQ là bắt VN phải lệ thuộc TQ về tất cả các mặt đồng thời phá hoại kinh tế VN , họ  luôn luôn gây chia rẻ trong nội bộ VN , tham nhũng hiện nay đều có bàn tay của TQ , không một  công trình nào liên quan với TQ mà không có tham nhũng vừa hủy hoại bộ máy lảnh đạo vừa gây mất niềm tin và chia rẽ trong nhân dân .

Do TQ có mưu đồ  thống trị thế giới , nên TQ bất chấp luật pháp quốc tế , ngang nhiên vẽ đường lưỡi bò thu tóm toàn bộ Biển Đông vào tay TQ , phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế , trắng trợn xâm phạm lãnh hải các quốc gia khu vực Đông Nam Á . Mới đây TQ  còn ngang nhiên hăm dọa tuyên bố VN không được đụng chạm quyền lợi TQ ở Biển Đông

Phản ứng của chính phủ VN đối với các hành vi vi phạm của TQ phải nói quá yếu ớt , tàu TQ đâm tàu VN thì nói tàu lạ, những việc xâm phạm chủ quyền không lên tiếng tố cáo mạnh mẽ , trong nước nhân dân phản ứng hành vi xâm lược của TQ thì nhà cầm quyền đàn áp bỏ tù , thậm chí đi thắp hương tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh vì chống xâm lược TQ cũng bị nhà nước phá đám ngăn trở như cắt đá tại tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội , cẩu lư hương ở tượng Đức Thánh Trần ở Sai gòn không cho nhân dân thắp hương tưởng niệm . Những người VN ở trong và ngoài nước dù không thành kiến gì với chế độ này cũng tự đặt câu hỏi , nhà cầm quyền hiện nay là của ai đang phục vụ cho ai.

Tình hình nêu trên ai ai cũng thấy cũng biết , nhiều chuyên gia hàng đầu của VN đã thường xuyên cảnh báo nhưng gần như không mấy tác dụng . Dưới con mắt toàn dân VN , TQ  đang từng ngày từng giờ đưa VN vào con đường nô lệ thần phục tất cả các mặt .
Nguyên nhân

Lãnh đạo VN đã sử dụng và kéo dài đường lối không phù hợp , vừa làm suy yếu nội lực vừa tạo điều kiện cho TQ xâm nhập phá hoại toàn diện đất nước .
Không kế thừa  truyền thống văn hóa tốt đẹp của tổ tiên , không kế thừa những tinh hoa nhân loại để rồi sau hơn 40 năm thất bại phải quay lại từ đầu nhưng làm không triệt để nửa voi nửa chuột , chỉ giải quyết tạm thời phần ngọn không giải quyết tận gốc .

Lấy quyền lợi của Dảng phái phe nhóm làm nền tảng cho mọi chính sách , ngày càng xa rời nhân dân . Từ quân đội trung với nước hiếu với dân thành trung với đảng hiếu với dân , còn đảng còn mình .
Không thật sự cầu tiến , không thực tâm đoàn kết nội bộ người VN trong ngoài nước. Và cuối cùng là ôm chặt một thể chế đã lỗi thời , thể chế phá nát dân tộc trong nhiều năm qua mà không dũng cảm thay đổi triệt để .

Đất nước đang đứng trước tình hình rất nguy hiểm , thù trong giặc ngoài ,chiến tranh có thể nổ bất kỳ lúc nào , để VN tự bảo vệ đất nước mà không là con cờ của các thế lực .Trong những lúc hiểm nguy của lịch sử , người dân VN luôn nhớ kế sách giử nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo “ khoan dân bền rễ”.  Chúng tôi các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân tuyên bố

1. Chính phủ VN phải thực thi  đoàn kết , tăng  cường nội lực của đất nước làm chổ dựa cho an ninh quốc phòng.Phải thực hiện các điều về quyền con người , quyền tự do dân chủ quyền lập hội ,quyền biểu tình đã  được ghi trong hiến pháp , thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người . Tôn trọng hoạt động của xã hội dân sự .Thực thi chế độ đa sở hữu về ruộng đất . Lực lượng vũ trang trước hết và trên hết là trung thành với tổ quốc với nhân dân .Gát lại quá khứ , các ngày kỷ niệm về  các cuộc chiến tranh trong đó có người VN với nhau.

2. Chấm  dứt hợp tác và vĩnh  viễn không hợp tác với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền biển đảo với VN về   những công trình mang tầm quốc gia và các chi tiêu của chính phủ.

3. Chính phủ VN khẩn trương xúc tiến liên minh quân sự với  Mỹ và các nước có chung quyền lợi  với VN ở Biển Đông nhằm bảo vệ tổ quốc .

4 CP VN yêu cầu hội đồng bảo an Và đại hội đồng liên hiệp quốc có trách nhiệm ngăn chận sự gây hấn xâm lăng của TQ đối với VN , yêu cầu TQ phải thực thi phán quyết của tòa án Quốc tế về Biển Đông .

Ngày… tháng 7 năm 2019


DANH SÁCH KÝ TÊN

Các tổ chức
Nhóm lập quyền dân : Ông Nguyễn Khắc Mai
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng : Lê Thân chủ nhiêm CLB đại diện
Diễn đàn xã hội dân sự : Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Cá nhân :
1. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Tin học, Hà Nội
2. Nguyễn Khắc Mai ,Trung tâm Minh Triết, Hà Nội
3. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
4. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP, Sài Gòn
5. Trần Minh Thảo, CLB Phan Tây Hồ, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
6. Hoàng Hưng, nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn
7. Hội Giáo chức Chu Văn An, đại diện Vũ Mạnh Hùng


18 July 2019

Tuyên bố Thủ Thiêm 4





I. Tình hình

Sau hai mươi năm ròng rã đợi chờ và đấu tranh đòi công lý, sau hai năm đợi chờ theo hứa hẹn của nhà nước, của bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân với câu nói nổi tiếng “tôi không gạt bà con đâu”, ngày 26 tháng 6 năm 2019, người dân Thủ Thiêm cùng với toàn thể quốc dân mới chứng kiến việc công bố bản thông báo của Thanh tra Chính phủ mang số 1041 TB-TTCP. Nội dung bản thanh tra này gồm hai vấn đề:

1. Khẳng định sai lầm, vi phạm cố ý của UBND thành phố HCM và các ban ngành kể cả trung ương đã không thực hiện dự án đô thị mới Thủ Thiêm theo quy hoạch của chính phủ, cố ý vi phạm pháp luật và các quy định của thủ tướng chính phủ; tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích băm nát dự án đô thị mới Thủ Thiêm thành các dự án bất động sản manh mún để kinh doanh kiếm lời.

2. Khẳng dịnh sai lầm, vi phạm nói trên đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 26 ngàn tỷ đồng và nhiều thiệt hại khác

Tuy nhiên, bản thông báo đã không đề cập gì đến việc 15 ngàn hộ dân bị di dời ở 5 khu phố 3 phường nằm ngoài ranh theo Quyết định 367; không đề cập gì đến 4,3 ha của phường Bình An nằm ngoài ranh qui hoạch; không đề cập gì đến 160 ha tái định cư biến mất; không đề cập gì đến việc 115 người dân ký tên khiếu kiện tập thể, một núi đơn khiếu nại kiện tụng của nhân dân Thủ Thiêm đã xếp xó.

Rõ ràng là: Thông báo thanh tra vẫn chỉ đề cập đến cách điều hành quản lý nhà nước trong nội bộ Đảng và nội bộ chính quyền mà không đề cập gì đến nguyện vọng và những khiếu kiện của người dân Thủ Thiêm. Thêm một điều khó hiểu: vì sao, sau khi đã có kết luận thanh tra thể hiện qua thông báo 1041 TB- TTCP, Thanh tra Chính phủ đã không làm công việc phải làm là chuyển ngay cho cơ quan điều tra xử lý theo luật pháp? Ai cũng có quyền nghĩ rằng bản thông báo này chỉ có mục đích tiếp tục xoa dịu nỗi thống khổ của người dân theo kịch bản quen thuộc “cứt trâu để lâu hóa bùn” và cũng để phục vụ việc tranh quyền đoạt lợi trong nội bộ nhà cầm quyền.

Người dân Thủ Thiêm phải kêu gào kiện tụng đến bao giờ nhà cầm quyền mới trả lại mảnh đất mà cha ông họ đã khai phá canh tác từ xa xưa, đã được chinh quyền Thực dân Pháp và các chính quyền kế thừa chứng nhận? Chừng nào người dân Thủ Thiêm mới được bồi  thường thiệt hại mà chính quyền hiện nay đã gây ra trong 20 năm qua? Còn gì cay đắng và vô đạo hơn khi chính quyền tước đoạt mảnh đất mà trên đó đời ông đời cha và chính họ đã che giấu bảo vệ nhiều lớp người mệnh danh là “Cộng sản”?

II.  Nguyên nhân

Sự “kiêu ngạo Cộng sản” của những người lãnh đạo khi có chính quyền trong tay đã không còn đặt quyền lợi của người dân là trung tâm của mọi chính sách, áp đặt chính sách ruộng đất sai lầm phi thực tế, phản dân chủ phản tiến bộ.

Sự vụ lợi và vô trách nhiệm của nhiều tầng lớp lãnh đạo qua nhiều thời kỳ, đã thấy sai nhưng vì quyền lợi bản thân phe nhóm nên không chịu sửa. Khi đất nước chuyển qua kinh tế thị trường thì đất đai trở thành nguồn lợi to lớn, trong khi nguyên tắc mang tính hình thức “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” và thể chế lãnh đạo độc tôn đã tạo nên hệ thống tham ô làm giàu bất chính.

Tòa án xử theo nghị quyết của chính quyền sở tại, luật pháp thực thi tùy tiện trở thành công cụ bảo vệ bè lũ tham nhũng và đàn áp những người dân đen.

III. Tuyên bố

Trước tình hình trên , các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự có tên dưới đây, tuyên bố:

1. Chính quyền thành phố HCM phải khẩn trương giải quyết đơn khiếu nại của 115 người dân Thủ Thiêm, trả lại đất hoặc đền bù theo giá thị trường hiện nay cho những hộ nằm ngoài ranh qui hoạch; bồi thường hỗ trợ cho những hộ dân trong quy hoạch; trả lại 160 ha đất tái định cư cho dân để dân xây dựng lại nhà cửa ổn định cuộc sống.

2. Phải có luật sư độc lập do dân chọn làm đại diện trong ban bồi thường hỗ trợ tái định cư. Chính quyền phải thường xuyên đối thoại với dân giải quyết khiếu nại.

3. Phải chuyển ngay thông báo 1041 TB – TTCP ngày 26 tháng 6 năm 2019 cho cơ quan điều tra xử lý theo luật pháp. Phải trừng trị những ai đã vi phạm pháp luật gây đau khổ, mất đất mất nhà, thiệt hại về  tinh thần và vật chất cho người dân Thủ Thiêm dù những kẻ đó ở bất kỳ cấp nào, còn làm việc hay đã về hưu. Phải trừng trị những tên sử dụng quyền lực và cơ chế vơ vét tài sản làm giàu bất chính cho cá nhân và phe nhóm.

4. Phải sửa lại luật đất đai, xác lập chế độ đa sở hữu về đất đai bao gồm sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể, và sở hữu nhà nước. Xóa bỏ vĩnh viễn nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”.
*** Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbothuthiem4@gmail.com
Bản Tuyên bố sẽ chấm dứt nhận chữ ký vào hồi 24h00  ngày 20/07/2019  (giờ Việt Nam) 
***
Ngày 07 tháng 7 năm 2019
A. Các tổ chức XHDS

1. CLB Lê Hiếu Đằng, Đại diện Lê Thân/Chủ nhiệm CLB
2. Diễn đàn xã hội dân sự, Đại diện Tiến sĩ Nguyễn Quang A
3. Nhóm Lập Quyền Dân, Đại diện Nguyễn Khắc Mai
4. Hội Bầu bí Tương thân: Đại diện Nguyễn Lê Hùng
5. Diễn Đàn Dân chủ Đuốc Việt, Đại diện: KS Lưu Hoàn Phố. Sản Jose, CA Hoa Kỳ
6. Nhóm Hoạt Động Ủng Hộ Quốc Dân Việt, San Jose, CA Hoa Kỳ, Đại Diện: Đoàn Văn Lập
7. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, đại diện GS Phạm Xuân Yêm
8. Hội Giáo chức Chu Văn An, đại diện Vũ Mạnh Hùng

B. Các cá nhân

1. TS Nguyễn Quang A, Hà Nội
2. Nguyễn Đăng Quang Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội.
3. Nguyễn Khắc Mai, TT Minh triết, Hà Nội
4. Đào Công Tiến, PGS nguyên Hiệu trưởng đại học Kinh tế TP.HCM, TV CLB LHD
5. Hoàng Hưng, nhà thơ- dịch giả, Sài Gòn
6. Trần Bang, kỹ sư, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
7. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
8. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, (CLB Phan Tây Hồ)
9. Nguyễn Đăng Hưng. Giáo sư danh dự Đại học Liege, Bỉ. Sống ở Sài Gòn
10. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
11. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội
12.André Menras-Hồ Cường Quyết, Nhà giáo Pháp Việt, TV CLB LHĐ, Pháp.
13. Hà Văn Thùy, Nhà văn, Sài Gòn
14. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, TV CLB LHĐ
15. Nguyễn Ngọc Lãnh - Nguyên GS học Y Hà Nội, NGND
16. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Hưu trí, Sài Gòn
17. Kha Lương Lợi, Hưu trí, Sài Gòn
18. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TPHCM, TV CLB LHĐ, SG
19. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
20. Phan Hồng Giang, TSKH, Hà Nội
21. Tôn Quang Trí, cán bộ hưu trí - nguyên PGĐ sở Công nghiệp tp HCM
22. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ, TV CLB LHĐ
23. Tô Linh Giang, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
24. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG
25. Nguyễn Phú Yên, hưu trí, Sài Gòn
26. Trần Hữu Quang, PGS-TS xã hội học, Sài Gòn
27. Võ Văn Tạo. Nhà báo tự do. Nha Trang, Khánh Hòa
28. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
29. Hà Quang Vinh, hưu trí ở tại Q11
30. Phan Quốc Bình, Nhà thơ, TP Vinh -Nghệ An
31. Nguyễn Thái Minh, Kinh Doanh, Nha Trang
32. Vương Quốc Toàn - Nhiếp ảnh gia ở tại Hải Phòng
33. Nguyễn Công Hiệp, Kinh doanh, Sài Gòn
34. Inrasara, Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, Sài Gòn
35. Nguyễn Kế Quang, KSXD, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
36. Nguyễn Trọng Bách, Kĩ sư, Nam Định
37. Trương Minh Thủy, người lao động, quận Tân phú, TPHCM
38. Đỗ Duy, Chuyên viên kỹ thuật, Bà Rịa - Vũng Tàu
39. Trần Vũ Việt Trung, Kỹ sư cơ khí, TP HCM
40. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy, Tp.Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.
41. Nguyễn Thanh Trúc, KD, Hà Nội
42. Trần Đăng Quang, quản lý tại dịch vụ, Hà Nam
43. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Thành viên CLB Lê Hiếu Đăng
44. Nguyễn Tiến Dân, giáo viên, Hà nội
45. Trần Trung Hậu, Giảng viên, TP.HCM
46. Nguyễn Văn Lịch, nghỉ hưu, phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
47. Hồ Quang Huy, Cty CP Đường sắt Phú Khánh, Nha Trang.
48. Phạm Mai Hiền, Hà Nội
49. Kha Lương Ngãi, nhà báo, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, TV CLB LHD
50. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà nội
51. Đinh Văn Chinh, Nhà văn ở Hà Nội
52. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) - Nhà báo tự do - Sài Gòn
53. Lại Thị Ánh Hồng - Nghệ Sĩ - Sài Gòn
54. Cao Lập, Hưu trí, California, Hoa Kỳ
55. Trần Thanh Cảnh, Nhà văn, Hà Nội.
56. Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, Cộng hòa liên bang Đức
57. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Genève, Thụy Sĩ
58. Mai Thanh Sơn PhD, Viện KHXH; XH vùng Trung bộ-Viện Hàn lâm KH-XH VN
59. Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư, Q.Tân Binh, TP.HCM
60. Tô Minh Chánh, Sài Gòn
61. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo Sài Gòn, thành viên CLB LHĐ
62. Đỗ Anh Tài, cựu giáo chức Sài Gòn – VNCH
63. Nguyễn Tuệ Hải, Hưu trí, Canberra-Australia
64. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, Q.Thủ Đức ,Tp HCM
65. Lê Khánh Luận TS, nguyên giảng viên Đại học Kinh tế Tp.HCM, TV CLB LHĐ
66. Vũ Trọng Khải, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường QLCB, Bộ
NN&PTNT, TPHCM, TV CLB LHĐ.
67. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Pháp
68. Trần Công Thạch, Nhà giáo về hưu, Quận 5, Tp HCM
69. Nguyễn Chí Công, TS, Hà Nội
70. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
71. Nguyễn Trọng Hùng, P.Đông Vệ, Tp.Thanh Hóa
72. Trần Tư Bình, Cựu giáo viên, Sydney - Australia.
73. Đoàn Khắc Xuyên, Nhà báo, Tp HCM.
74. Nguyễn Văn Đức, San Jose, California. USA
75. Phạm Thế Cường, Chủ nhiệm CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng.
76. Nguyễn Hồng Kiên, Nghiên cứu viên, Hà Nội.
77. Trần Khuê, chuyên gia NC Văn hoá, TP.Hồ Chí Minh
78. Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư truyền thông, 50858 Cologne - CHLB Đức.
79. Võ Xuân Tòng, hội viên Hội nhà văn Hà Nội, hiện cư trú Sài Gòn
80. Dương Khánh Lâm, Kỹ thuật, Q.10-Tp.HCM
81. Thái Kế Toại, Nhà văn, Đại tá an ninh Bô Công an
82. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, ở Hà Nội
83. Phạm Nguyên Trưởng, Dịch giả, Vũng Tàu
84. Hà Trọng Tấn, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
85. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT - TV CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
86. Nguyễn Nguyên Bình – Nhà văn, Hà Nội
87. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
88. Nguyễn Kim Khánh, Nhà báo, Tạp Chí Thương Gia
89. Lương Cao Nam Khánh, Hưu trí, Sài Gòn
90. Lê Trần Nhật Quân, Kỹ Sư, Bắc Ninh
Đợt 2
91. GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học VN, Sài Gòn
92. Bến Văn Nguyên, viết văn
93. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
94. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp
95. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội
96. Vinh Anh, CCB, Đống Đa-Hà Nôi
97. Đỗ Thị Bắc Giang, Kế toán, Quận 1
98. Nguyễn Mai Oanh, Sài Gòn
99. Nguyễn Quang Nhàn, CB Hưu trí-Đà Lạt
100. Lê Thị Phương Mai, q.Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
101. Trương Minh Tuấn, Kinh doanh tự do, Tp. Biên Hoà. Đồng Nai
102. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, Hamburg, CHLB Đức
103. Phạm Duy Hiển; CCB phường hội thương, Tp pleiku
104. Đặng Doan - kinh doanh, ở Gia Nghĩa, Đăk Nông
105. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
106. Nguyễn Tâm, Kỹ sư Cơ điện. Tp HCM
107. Nguyễn Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội
108. Huỳnh nhật Hải, hưu trí-Dalat
119. Huỳnh nhật Tấn,hưu trí –Dalat
110. Lê Thăng Long, Cựu TNLT, tư vấn quản trị chiến lược, Sài Gòn.
111. Trần Kế Dũng Electrolux  Australia
112. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
113. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
114. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
115. Chu Sơn  - nhà thơ tự do - Thủ Đức - Sài Gòn
116. Nguyễn Thị Kim Thoa - Bác sĩ - Thủ Đức - Sài Gòn
117. Trần Hưng Thịnh, Kỹ sư,đã nghỉ hưu, Hà Nội
118. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn- Nhà báo, Sài Gòn
119. Phạm Ngọc Trường, Tours FRANCE
120. Võ Ngọc Ánh, Cựu phóng viên, bang Washington, Hoa Kỳ.
121. Nghê Lữ, Phóng Viên, San Jose, California, Hoa Kỳ
122. Ý Nhi, Nhà văn, TP HCM
123. Trần Công Tâm, hưu trí, sài gòn
124. Nguyễn Đông Yên, Giáo sư Toán học, Hà Nội
125. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
126. Huỳnh Ngọc Chênh, Nhà báo, Sài Gòn
127. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám độc Sở GDĐT Lâm Đồng, hưu trí ở Đà Lạt
128. Lưu Hồng Thắng -công nhân - Hoa Kì
129. Nguyễn Thị Ngọc Trai, Nhà văn - nhà báo, Hà nội.
130. Văn Hiền, Lập trình viên, Bình Thuận
131. Nguyễn Đào Trường, Hưu trí, Hải Dương
132. Hà Trần Phương, Hà Nội
133. Nguyễn Quốc Thắng, Hà Nội.
134. Nghiêm Sỹ Cường, Kinh doanh, Hà Nội
135. Nguyễn Anh Tuấn, Giáo viên, Nha trang
136. Trần Quốc Trọng, Diễn viên, đạo diễn điện ảnh, Hà Nội
137. Trần Vũ Việt Trung, Hà Nội
138. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội
139. Trần Thanh Cảnh, Nhà văn, Hà Nội
140. Hà Thúc Huy, TS Hóa học, Sài Gòn
141. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris – Pháp
142. Nguyễn Huỳnh Giang, Kỹ Sư, Bạc Liêu
143. Lê Hữu Trí, Công nhân, Sài Gòn
144. Hồ Minh Di, Giáo Viên nghỉ hưu, Tây Ninh
145. Nguyễn Minh Phụng, Nhà Thơ – Họa Sỹ, Bình Dương
146. Ngô Gia Kiều, Kinh doanh tự do, Bình Dương
147. Lê Nam Hà, Hưu trí, Sài Gòn
148. Lê Nam Long, Hưu trí, Sài Gòn
149. Cao Văn Lộc, Diễn viên, Lâm Đồng
150. Sầm Tú Lâm, Nghệ nhân, Sài Gòn
151. Đỗ Thị Nga, Kinh doanh tự do, Đồng Nai
152. Đồng Văn Nam, Luật gia, Bình Phước.