18 February 2019

BÀI HỌC 17/2 TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY


Diệu Hăng

Bài hát 'Lời tạm biệt trước lúc lên đường' bên dưới có một câu thật ám ảnh: ‘Dòng nước mắt, dù thiêng liêng, cũng không làm cho giặc kia lùi bước’

Cũng tương tự vậy, nỗi uất hận của chúng ta với Đặng Tiểu Bình, kẻ hạ lệnh xâm lăng biên cương và thảm sát dân Việt năm 1979, dẫu có nghẹn ngào đẫm lệ ra sao cũng chẳng thể nào thay đổi thực tế là Trung Quốc hiện nay, với sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội đặt nền móng bởi họ Đặng, đang chiếm đóng cương thổ, cản đà thăng tiến quốc gia và phủ bóng bành trướng lên dân tộc chúng ta.

Nghĩa là, nếu muốn thoát khỏi thân phận tiểu quốc hạng hai mãi mãi bất an trong cái bóng của Đại Lục, thay vì chìm đắm trong uất hận, tất cả tâm sức của chúng ta, trong tư cách quốc dân, phải dành để trả lời câu hỏi làm sao có thể hiện đại hoá quốc gia nhanh nhất có thể và trở nên hùng mạnh nhất có thể, trước là để thoát hoạ bành trướng, sau là giúp dân tộc có cơ ngẩng mặt lên.

Chính ngay ở đây, bỏ qua những tự ái dân tộc, nhìn vào sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc bốn thập kỷ sau khi xâm lược Việt Nam, có một bài học mà chúng ta nhất định không thể bỏ qua.

Cụ thể, Trung Quốc sẽ chẳng thể nào có được vị trí siêu cường thứ 2 thế giới ngày hôm nay nếu như chương trình 'bốn hiện đại hóa' của họ cách đây 40 năm không được hỗ trợ bởi siêu cường số 1 thế giới là Hoa Kỳ. Đến lượt mình, Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ hỗ trợ Trung Quốc ở mức độ như họ đã làm nếu Trung Quốc không tỏ rõ là họ chọn phe Hoa Kỳ để chống lại Liên Xô. Và quan trọng bậc nhất, Trung Quốc đã làm gì để chứng minh họ dứt khoát đứng cùng phe với Hoa Kỳ? - Đánh Việt Nam.

Tóm lại, Trung Quốc đã mua tình đồng minh với Hoa Kỳ nhằm hiện đại hóa và phát triển quốc gia của họ bằng máu của người Việt Nam.

Thế bài học ở đây là gì?

Không phải là tự lực tự cường. Dù nghe rất hấp dẫn, song ở vào địa vị một nước chậm tiến như Việt Nam hiện nay, tự lực tự cường mới chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để phát triển vượt bậc quốc gia, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và cả Trung Quốc đã từng. Cách đây 40 năm, với một quy mô dân số và diện tích vượt trội hơn hẳn mà Trung Quốc, ở giai đoạn đầu phát triển, còn phải tìm cho mình đồng minh hỗ trợ, thì Việt Nam hiện nay nếu chỉ tự lực tự cường liệu có ảo tưởng không?

Bằng mọi giá phải có mối quan hệ ở cấp đồng minh (chính thức hoặc phi chính thức) để có thể hợp tác toàn diện với siêu cường số một thế giới. Siêu cường này trong tương lai xa là ai thì chưa biết nhưng hiện tại và trong vài chục năm tới vẫn là Hoa Kỳ, vậy thì đối tác số một hỗ trợ cho công cuộc hiện đại hóa quốc gia của chúng ta trước mắt phải là Hoa Kỳ, và dĩ nhiên là toàn bộ khối Tây phương theo sau, bao gồm cả Nhật Bản. Việt Nam phải tận dụng sự hợp tác sâu rộng toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, quân sự, chính trị, để nhanh nhất có thể phát triển vượt bậc quốc gia, đủ sức tự đứng vững, tự định đoạt số phận của mình.

Không ít người ngay lập tức sẽ tỏ ý quan ngại, viện dẫn việc Hoa Kỳ từng bỏ mặc đồng minh Việt Nam Cộng Hòa khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không phủ nhận đó là cách các nước lớn hay xử sự, nhưng thất vọng bởi điều đó chỉ chứng tỏ chúng ta vẫn ngây thơ về sự tử tế của các nước lớn trong khi châm ngôn ưa thích của họ vẫn luôn là ‘không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn’.

Lưu ý rằng lúc bấy giờ (1974) Trung Quốc đang ra sức ve vãn Hoa Kỳ cùng chống Liên Xô - thành trì của toàn bộ hệ thống XHCN. So với Việt Nam Cộng Hòa vốn trong mắt Hoa Kỳ chỉ là một pháo đài ngăn chặn làn sóng đỏ ở Đông Nam Á, lời mời gọi của Trung Quốc dĩ nhiên là hấp dẫn hơn nhiều, nên đâu có gì khó hiểu khi họ bán đứng VNCH. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có một lý do khả dĩ nào cho thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể bắt tay với nhau, nếu không muốn nói là trái lại, đã bắt đầu một cuộc so găng chiến lược giữa hai siêu cường cho địa vị số một thế giới. Mọi lo ngại rằng Hoa Kỳ một lúc nào đó sẽ thông đồng với Trung Quốc bán đứng Việt Nam như cách họ từng làm với Việt Nam Cộng Hòa đều chưa có cơ sở, ít nhất là trong nhiều năm tới.

Một khi lo ngại trên được giải tỏa, quyết định chọn phe cũng đã rõ ràng, điều những người lãnh đạo Việt Nam cần làm là chứng minh với Hoa Kỳ sự dứt khoát trong quyết định của mình, dĩ nhiên không phải bằng máu của bất kỳ dân tộc nào như họ Đặng từng làm, nhưng mức độ thì phải không hề thua kém. Những việc có thể làm ngay:

(1) Luôn giữ thái độ cứng rắn nhất có thể với vấn đề biển đảo, hoan nghênh sự can dự của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây.

(2) Ngưng việc gửi các cán bộ, sĩ quan trung-cao cấp sang Trung Quốc đào tạo.

(3) Chấm dứt ngay tuyên truyền chống Mỹ một cách hệ thống trong nhà trường, truyền thông nhà nước, lực lượng vũ trang.

(4) Tìm lý do kĩ thuật ngăn cản Huawei trúng thầu mạng 5G nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Hoa Kỳ.

(5) Xúc tiến đàm phán một hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ và nhượng bộ nhân quyền để EU sớm phê chuẩn EVFTA.

Tất cả những việc này đều có thể thực hiện được ngay với thể chế hiện hành. Nên nhớ là Trung Quốc, lúc kình chống Liên Xô để tìm cơ hội hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, vẫn là một nước cộng sản. Bởi vậy, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam không thể lấy lý do ý thức hệ để trì hoãn thêm nữa.

Những hoạt động khác, thuộc về đối ngoại, liên quan đến Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng, Cambodia, nếu có thể giúp thể hiện lập trường chọn phe của Việt Nam cũng không nên loại trừ. Dĩ nhiên những hành động này thuộc thẩm quyền của các cơ quan ngoại giao vào tình báo.

Tóm lại, bài học trả bằng máu ở đây là mặc dù các siêu cường đều không đáng tin, song trớ trêu thay cũng chỉ có họ, trong khi xung đột với siêu cường khác, mới bỏ công sức giúp đỡ đồng minh nhược tiểu một cách toàn diện (và cũng chỉ vì lợi ích chiến lược của họ). Bởi vậy nhân lúc các siêu cường đụng độ, nước nhỏ phải chọn đúng phe là siêu cường mạnh nhất và tranh thủ sự hợp tác toàn diện với họ để hiện đại hóa quốc gia nhanh nhất có thể, trở nên hùng mạnh nhất có thể để dẫu thời thế thay đổi thì vẫn còn có thể phần nào đó tự định đoạt số phận của mình, thay vì mãi nhược tiểu để rồi các siêu cường cứ thế đổi chác trên lưng.

Nhìn lại những gì đã xảy ra cách đây 40 năm trên biên giới phía Bắc, chợt rùng mình khi nghĩ đến những di họa sẽ đến với dân tộc một khi thế hệ chúng ta bỏ lỡ cơ hội phát triển vượt bậc quốc gia, bỏ lỡ cơ hội lần đầu tiên trong lịch sử vượt thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc.


DH.

Nguồn : https://www.facebook.com/manhhung.vu.587268

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY




Diệu Hằng

Sự kiện nhân dân Venezuela nổi dậy cùng với Đảng Dân Ý của ông Juan Guiado lật đổ chế độ độc tài Maduro mấy ngày qua đang là sự kiện nóng hổi lôi kéo sự chú ý cả toàn thế giới.

Dù là chính phủ lâm thời của ông Juan Guiado vẫn chưa được ổn định vì sẽ còn đối mặt rất nhiều khó khăn trước mắt, nguy cơ khó khăn nhất là sự "giãy chết'' của cựu Tổng thống độc tài Maduro, chắc chắn là Maduro sẽ tìm mọi cách gây biến động và Chính phủ ông Juan Guiado phải đối phó mọi mặt, nhưng bù lại, họ có sự trợ giúp từ Quốc Tế, cụ thể là Hoa Kỳ. Khó khăn kế tiếp là Juan Guiado tiếp nhận một đất nước đã bị tàn phá về kinh tế nặng nề, việc sắp xếp các phe phái chính trị và kiến thiết lại quốc gia sẽ không dễ dàng cho ông.

Nhưng dù sao, kiến thiết quốc gia vẫn sẽ dễ dàng hơn là quá trình lật đổ cả một chế độ độc tài, những khó khăn đó họ còn vượt qua được thì việc kiến thiết quốc gia họ sẽ cùng nhau xây dựng lại nhanh chóng mà thôi. Tuy chưa chính thức nhưng chúng ta vẫn chúc mừng cho Venezuela sẽ có một tương lai tươi sáng.



VIỆT NAM THÌ SAO?

Rất nhiều người nhìn về Venezuela rồi tự nhiên so sánh với Việt Nam, sự so sánh hiển nhiên bởi vì trong mỗi con người Việt Nam, họ khao khát điều đó, khao khát tự do, dân chủ.

Ở đây, chúng ta nhìn thấy sự khó khăn của Việt Nam so với Venezuela thế nào?

Nhìn bề ngoài, có lẽ đa số sẽ nghĩ hiện tình ở Việt Nam dù sao cũng tốt hơn Venezuela, ít nhất kinh tế Việt Nam vẫn chưa kiệt quệ đến nỗi người dân phải bới thùng rác tìm thức ăn, ít nhất Chính trị Việt Nam vẫn chưa xảy ra bạo lực khắp nơi, ít nhất Việt Nam vẫn chưa xảy ra tình trạng hàng triệu người phải di dân sang các nước lân cận,...

Đúng vậy, nhìn bề ngoài thì như thế, có vẻ Việt Nam chưa khánh kiệt như Venezuela. Thế nhưng, người viết nói rằng, Việt Nam so với Venezuela sẽ khó khăn nghiêm trọng hơn nhiều, nguy hiểm hơn nhiều thì quý vị nghĩ sao? Và tại sao như vậy?

Muốn hiểu rõ những điều này, chúng ta hãy nhìn vào cơ chế chính trị của hai quốc gia.

Thứ nhất, đối với Venezuela, mặc dù suốt gần hai trăm năm kể từ khi độc lập, đã trải qua các chế độ chính trị không thật sự là dân chủ nhưng họ vẫn duy trì được đa đảng, vẫn duy trì đảng đối lập, mặc dù đảng cầm quyền độc tài, nhưng ít nhất, người dân của họ cũng đã có ý thức về dân chủ, có ý thức đấu tranh chống độc tài. Còn ở Việt Nam, Miền Bắc đã trải qua hơn 73 năm và Miền Nam hơn 43 năm dưới ách cai trị của cộng sản, chỉ có độc đảng cầm quyền, lại bị tuyên truyền, nhồi nhét ý thức hệ của cộng sản, mặc khác, phong trào đấu tranh dân chủ bị đàn áp triệt để cho nên hầu như người dân Việt Nam đã muốn tê liệt và mất ý chí đấu tranh. Đây là yếu tố quan trọng nhất làm cho công cuộc đấu tranh ở Việt Nam rất khó khăn.

Thứ hai, sự tê liệt của Venezuela chủ yếu là do tê liệt về kinh tế hơn là về chính trị. Bởi vì đảng cầm quyền Venezuela độc tài và tham tàn, cho nên họ duy trì chính sách thâu tóm quyền lợi kinh tế, bóp nghẹt sự phát triển kinh tế tư nhân, nạn tham nhũng tràn lan làm cho kinh tế lâm vào khủng hoảng, thời kỳ thịnh vượng của họ chẳng qua phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ rất lớn. Venezuela duy trì đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa và kết cục chúng ta đã thấy. Còn Việt Nam, về kinh tế, cũng duy trì đường lối độc tài, thâu tóm quyền lợi kinh tế quốc gia về cho đảng cầm quyền, lại thêm sự độc tài toàn trị về chính trị làm cho nhân dân Việt Nam phải chịu nhiều tầng áp bức, nghèo nàn về kinh tế, ngạt thở về chính trị làm cho sự nhận thức u tối đi.

Thứ ba, ý thức và tư tưởng rất quan trọng cho sự phát triển và phát huy tiềm năng của con người, thế nhưng dưới chế độ cộng sản, ý thức và tư tưởng hầu như bị triệt tiêu, chúng giáo dục công dân đi theo một đường lối duy nhất do chúng đưa ra, nhồi nhét công dân trở nên u tối, có lẽ công dân venezuela vẫn còn may mắn hơn công dân Việt Nam vì họ không bị nhồi sọ để trở nên vô cảm, thờ ơ với chính trị.

Thứ tư, Venezuela giống như hầu hết các quốc gia Nam Mỹ, là một quốc gia theo Công giáo Rôma. Ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo ở nước này có từ thời thực dân Tây Ban Nha. Theo ước tính của chính phủ, 92% dân số trên danh nghĩa là tín hữu Công giáo Rôma, và còn lại 8% là Tin Lành, các tôn giáo khác, hoặc vô thần. Chúng ta có thể thấy, gần 100% công dân các quốc gia này có tôn giáo rất phát triển, vậy nên công dân họ được giáo dục tốt, có đức tin và đạo đức cũng sẽ không suy thoái như cộng sản chủ trương vô thần. Đạo đức là một đức tính quan trọng để chấn hưng Nhân Khí cho mỗi quốc gia.

Thứ năm, một yếu tố cực kỳ nguy hiểm mà Venezuela không bị như Việt Nam đó là sự xâm lược, muốn đồng hóa giống nòi của Trung cộng. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm chiếm lấy và đồng hóa Việt Nam vì chúng cho rằng Việt Nam là một phần của chúng và Việt Nam phải thu về mẫu quốc. Đây là dã tâm muốn diệt tận gốc giống nòi Lạc Việt và đồng hóa trở thành Hán Trung. Người viết đã khóc khi đọc qua những tài liệu lịch sử ghi chép về sự dã tâm của Trung Quốc muốn diệt chủng nòi Việt của chúng ta. Nếu quý vị có tinh thần Dân Tộc, quý vị sẽ thấy, sự nghèo đói, sự ô nhiễm môi trường, sự đàn áp cướp bóc, ...tất cả điều gây đau khổ cho nhân dân, nhưng tất cả những điều đó nó không là gì so với sự diệt chủng giống nòi Lạc Việt của chúng ta. Và Trung Quốc vẫn đang làm điều đó dưới sự tiếp tay ngu dốt của ĐCS. Vậy nên, tình hình của chúng ta nguy cấp hơn so với các quốc gia khác.

Quý vị có thể nhìn thấy, Việt Nam thật sự đang đối mặt khó khăn hơn bất cứ quốc gia cộng sản nào, thế nhưng có thể nói tinh thần đấu tranh của người Việt Nam lại kém cỏi nhất. Bởi vì tầng lớp đáy tầng chiếm hơn 70% dân số nhưng kiến thức chính trị của họ rất thấp, bởi vì nghèo nàn làm họ phải bươn chải kiếm sống, lại thêm sự nhồi nhét đường lối của CS làm cho họ thờ ơ tìm hiểu về chính trị. Tầng lớp trung lưu trí thức chiếm tỷ lệ ít hơn (khoảng 20%) có tư tưởng tìm hiểu chính trị nhưng họ cũng chưa dứt khoát bày tỏ quan điểm của họ. Còn lại là đảng viên đảng CS. Việt Nam ví như con sóng ngầm dữ dội đang bị kiềm nén chứ không phải yên bình như bề ngoài giả tạo của nó.

Những khó khăn là vậy, hiểu được nó để xác định được chúng ta cần làm gì là chính yếu, và làm như thế nào. Vạn sự điều có lối đi, mọi con đường đều sẽ đến La Mã. Muốn bớt gian nan thì tìm đường thuận lợi mà đi, không tìm được thì phải đi con đường khó khăn hơn, còn nếu không muốn đi thì mọi con đường sẽ đóng lại.

Không có gì cao xa cả, vạn vật trong vũ trụ đều có quy luật vận hành của nó, quan trọng là thấy được nó, hiểu được nó và muốn đi theo sự vận hành của nó hay không là do chúng ta!

January 26, 2019

DH.

nguồn : https://www.facebook.com/Lunardhyana/posts/218490855772207

Kiểu gì thì bộ mặt thật của nhà sản cũng bị phơi bày

Vũ Mạnh Húng (17/2/2019)

    Sáng mai vừa ngủ dậy, đã thấy an ninh quận Thanh Xuân và CA phường Thanh Xuân Bắc đến gọi mời đi uống bia. Tôi trả lời không đi được, bận. Đứng dưới bên cầu thang, CA phường kì kèo mãi, anh làm gì mà khó tính thế! Mời đi uống bia cũng không được (xin lỗi nhìn mặt cậu mời tôi đi uống bia tự xưng là CA phường chắc chắn chỉ đáng tuổi con cháu minh thôi, tuy nhiên tôi không chấp),

    Sau đó cậu ta nói, hôm nay anh có đi đâu không. Tôi trả lời, đi thắp hương tri ân những chiến sĩ hy sinh chống Trung Cộng xâm lược bảo vệ biện cương phia bắc của tổ quốc năm 1979. Tôi nói tiếp, ngày này mà CA, AN rủ tôi đi uống bia thì có khác nào ăn mừng chiến thắng của Tàu Cộng à, ăn mừng về sự đau thương tang tóc của nhân dân VN à?! Tôi đâu phải là loại vô tâm, vô cảm, súc vật! Thế là cậu ta ĐT chắc cho cấp trên báo cáo. Sau đó nhìn dưới cầu thang đã thấy 2 an tà ngồi chặn (nghĩ cũng đáng tội thôi, nên tôi không muốn nói gì thêm).




   Thế cũng đủ để thấy năm nay không it người, thấy báo chí được bật đèn xanh nói về cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc năm 1979, cách đây 40 năm mà nhà cầm quyền CSVN muốn lờ đi (đặc biệt là từ năm 1990 đến nay), họ vẫn tin và nói rằng đám thái thú cầm quyền, đám "con hoang" của TC chắc tỉnh ngộ "mất nước thì làm gì còn đảng" nên chúng nó cũng hiểu ra, hy vọng chúng sẽ quay đầu về với dân tộc.

Không đâu!

   Xin lỗi đừng có mơ, tuy có phấn khởi tí ti vì sẽ được nhiều người dân biết đến và quan tâm đến sự đau thương tang tóc này, nhưng thực chất không phải thế! Thử hỏi nếu chúng thế thì đống tài sản cá nhân chìm nổi cướp được của từ thằng to đến thằng nhỏ chúng bỏ đâu? Chưa nói đến tội ác chồng chất đối với dân, với nước. Đối với Tàu Cộng thì đám cầm quyền cũng không ưa và tin (có đầy minh chứng), nhưng một phần bị nắm yêt hầu, một phần biết bấu víu vào đâu?

   Không bịt nỗi miệng dân thì nó xì hơi chút thôi! Cái lợi hơn cái hại cho nó thì nó làm. Đó là cách của đám quỷ đỏ cầm quyền từ trước đến nay vẫn thế, bản chất của một con người đã khó thay, huống chi bản chất của cả một hệ thống cái trị chỉ vì đặc quyền đặc lợi. Bản chất này do cơ chế độc tài sàng lọc, thằng cấp càng cao thì tính cặn bả càng trội. Tinh trội về sảo trá, lưu manh, đểu, ... thì đến mức ngay cả chúng nó với nhau còn khó lường, huống gì những người dân thuần túy lương thiện. Bao nhiêu năm rồi từ tội ác áp đặt CNML, cái cách ruộng đất, đánh nhân văn, cải tạo công thương, ngăn sông cấm chợ, phá đền chùa, Z30 ... rồi chúng lại "đổi mới" ... Bản chất tham tàn độc ác có thay đổi đâu.

   Tôi nghĩ nếu chúng nó thay đổi thì phải bắt đầu thay đổi dần dần từ cơ chế, và chúng đâu có chuyện đàn áp, bắt cóc, kết án nặng nề bỏ tù những người yêu nước, cướp đất đai tài sản của dân trên khắp mọi miền (điển hình là vụ cướp phá nhà đất của dân ở vườn rau Lộc Hưng tàn bạo dã man trước tết cổ truyền của dân tộc như vậy) và cướp lột, móc túi người dân trên cả nước dưới mọi hình thức, ...Cái gì chúng không nắm được nữa thì buộc phải buông ra ở thời điểm có lợi nhất để "trưa, chiều vẫn có số đông xúm xit quanh vườn hoa mùa xuân". Tất cả không ngoài mục đích kéo dài thêm sự sụp đổ của chế độ.

   Chưa nói đến cái trò chọn nhân sự cho đại hội tiếp theo. Trong một hệ thống quyền lực tội phạm, anh chọn sao được người có tâm có tầm, trong một hố xí toàn ròi anh chọn sao được nhộng.

   Hãy nhớ những câu kinh điển "đừng nghe những gì CS nói, hãy xem kỹ những gì CS làm"; "CS chỉ biêt tuyên truyền và dối trá". "CS là loài trùng độc sinh sôi trên rác rởi của cuộc đời và hoang tàn của chiến tranh"; "CS không bao giờ tự thay đổi;;;". Chỉ có nhận thức và quyết tâm của số đông mới thay đổi được chúng.


VMH

Nguồn : https://www.facebook.com/manhhung.vu.566790/posts/1090625247810715?notif_id=1550403235548770&notif_t=feedback_reaction_generic

15 February 2019

1979 và những kỷ niệm không quên!


Vũ Mạnh Hùng


1. Tưởng chết.

Năm 1979 lệnh tổng động viên của nhà nước CSVN chống Trung Cộng xâm lược thực hiện chính sách 3 đỏ, 3 sạch lúc dó tôi thuộc loại quân dự bị (được phát một khẩu súng trường + một cái xẻng + một bao tải + 5kg mạch rang + 5lit nước đun sôi để nguội) ra bờ biển Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa, đào công sự nằm trực nhằm chặn đánh TC đổ bộ qua đường biển. Sau 3 ngày nằm trực ăn mạch rang và uống nước sôi thì có lệnh dừng, tôi về sinh bệnh tức ngực, đau bụng nhiều tháng liên miên, đi khám không nơi nào phát hiện ra bệnh gì. Sau đó được về nhà vì lý do không đủ sức khỏe. Mặc dù đau, tôi vẫn cố ăn được mỗi bữa 2 miệng bát cơm, nhưng người sút cân dần từ 50 kg xuống chỉ còn hơn 30kg. Một ông y sĩ đến khám và nói với mẹ tôi, tôi chỉ sống được 2 tháng nữa, mẹ đi dạy học về cứ mỗi lần nhìn thấy tôi lại khóc. Tôi động viên mẹ, con không chết đâu mà khóc, con vẫn ăn được mà. Cứ mỗi lần mẹ nhìn tôi muốn bật khóc, tôi lại quên cái đau của bệnh tật và cười nói một vài câu hài làm bà bật cười và hai mẹ con cùng cười. Người đau ốm yếu không làm được gì, sau đó tôi xin mẹ xuống ở trông hàng cho bà nội, bà cho tiền tôi đến hiệu thuốc bắc, thầy thuốc cắt thuốc và nghiền thành bột, tôi về trộn với mật ong làm thành viên uống dần. Thật kỳ diệu, chỉ sau hơn 1 tháng hết đau, người khỏe dần và trở lại bình thường.

2. Gặp cậu học trò khi đang hành quân.

Cuối năm 79, bệnh tật tan biến sức khỏe trở lại bình thường, không nhớ tôi đi đâu đến đoạn cầu chuối (Nông Cống) gặp một anh bộ đội trên đường hành quân từ xa nhìn về phía tôi và nói : Em chào thầy! Tôi giật mình ngơ ngác … Anh bộ đội mặt non choẹt tiến lại gần nắm tay tôi nói, thầy có nhớ em không, tôi vẫn lơ mơ và nói anh có nhầm không đấy. Cậu học trò nói, em là Thủy lớp trưởng lớp thầy chủ nhiệm khi thầy về trường thực tập. thầy rất tận tình và có nhiều kỷ niệm với lớp. em quên sao được … Tôi lặng người sực nhớ, Thủy là một học sinh ngoan, học trội hơn các bạn trong lớp một chút, rất năng nổ trong công việc chung ... trong lòng khâm phục tinh thần yêu nước của em, đồng thời cũng thấy xót xa em rời ghế nhà trường khi tuổi còn quá trẻ, tương lai học tập còn ở phía trước. Tôi hỏi, thế em nhập ngũ từ khi nào, Thủy nói khi thầy rời trường thì có lệnh tổng động viên, em xung phong nhập ngũ luôn.

Thầy trò gặp nhau chỉ được mấy phút ở ven đường rồi chia tay. Có lẽ lúc Thủy nhập ngũ chỉ tầm 16 hoặc cùng lắm là bước sang tuổi 17. Từ đấy đến nay không gặp lại nữa, không hề biết tin gì về Thủy. Trong tôi có biết bao suy tư, vui buồn nhưng phải nói tinh thần yêu nước của lớp trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha lúc bấy giờ nó hừng hực khi thế, không thờ ơ vô cảm tẻ nhạt thui chột như bây giờ.

3. Cảm hứng khi đọc bài văn đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi miền bắc năm 1979 của Chu Văn Sơn.

Cách đây 40 năm mọi thông tin chỉ được nghe qua Đài tiếng nói VN, sách báo để đọc cực kỳ khan hiếm, đặc biệt là sách phục vụ cho việc học tập, ôn thi ở các cấp càng hiếm. May nắm làm sao tôi được sự cảm tình quý mến của cô cửa hàng sách nên cứ mỗi lần có sách phân phối về, tôi lại được ưu tiên. Tôi đã mua được những cuốn sách phục vụ cho ôn luyện thi đại học ở các khối A, B, C rồi tặng cho những bạn bè đã qua sơ trung cấp đang làm ở các ngành muốn thi tiếp đại học. Tôi có giữ lại cuốn sách Những Bài Văn Học Sinh Giỏi Miền Bắc. Cuốn sách sau một thời gian cho ai, tặng ai hay mất đi đâu tôi cũng không nhớ.

Gần đây mấy năm, tôi gõ tìm bài văn của Chu Văn Sơn trên mạng để đọc lại nhưng không hề thấy. Đã 40 năm, tôi có thể quên nhiều thứ nhưng vẫn còn đọng lại trong trí nhớ 2 đoạn văn trong bài văn của Chu Văn Sơn. Xin chép lại như sau :

Đoạn 1 : Chàng David vừa đánh gục tên khổng lồ Goliath, giờ chúng lại muốn làm một Goliath nữa ư? Đừng có lầy Hy Mã Lạp Sơn quanh năm băng giá hòng đe dọa trường sơn vừa quật ngã hai kẻ thù, đừng có lấy nghìn triệu xác thịt để dọa nạt 50 triệu chàng Thạch Sanh dũng mãnh kiên cường. Chúng bắt ta phải đi theo chúng, phản bội lại cách mạng, phản bội lại chính mình, nhưng đâu có được “con thuyền ta vẫn với cờ hồng cứ đi”.

Đoạn văn 2 (đó là phần kết luận của bài) : Ôi nước Việt Nam từ máu lửa rũ bùn, đứng dậy sáng lòa, sáng lòa mãi mãi! Đất nước đã nuôi con trở thành một thanh niên có sức khỏe của chàng Gióng khi xưa. Sáng hôm nay nghe tiếng người và đã từ lâu thấy người, người đang đúc ngựa sắt cho chúng con. Lệnh tổng động viên ấy là lời tổ quốc! Con thấy nôn nao nghe tiếng trống trường như tiếng trầm hùng giục giã từ núi rừng biên cương. Đất nước ơi! Con đã lớn, con sẽ xếp bút nghiên lên ngựa sắt để giữ mãi mãnh đất bốn nghìn năm đã yên lặng nuôi con.
Con sẽ đi cho bốn ngàn năm ta lại là ta!

Gác lại nhận thức về chính trị trong thời khắc lịch sử lúc bấy giờ, do sự nhồi sọ thông tin một chiều của chế độ CS độc tài toàn trị … Ở đây tôi chỉ nói lên sự truyền cảm bằng lời văn của Chu Văn Sơn về tinh thần sẵn sàng tiếp nối truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của ông cha, đặc biệt là chống Trung Quốc xâm lược.

Nhắc lại những kỷ niệm của mình cách đây 40 năm để thấy rằng nhân dân VN vẫn dưới sự cai trị của ĐCSVN, nhưng cái tinh thần yêu nước của người dân VN ngày càng bị thui chột. Bởi khi đảng cho yêu mới được yêu, cho ghét mới được ghét. Đối với kẻ thù của đất nước, của nhân dân nhưng khi có lợi cho đảng, đảng coi là bạn thì nhân dân không được ghét và không được coi là kẻ thù, không được bày tỏ chính kiến. Cái hiểm họa mất nước nguy hiểm nhất là những kẻ cầm quyền cai trị đất nước vì đặc quyền đặc lợi cá nhân mà đứng về phía kẻ thù của dân tộc, làm tay sai thái thú cho ngoại bang, ngăn chặn và đàn áp bỏ tù những người yêu nước. Cái khốn nạn nhất là đảng hô nhân dân chống tàu cộng xâm lược để bảo vệ tổ quốc nhưng không phải thế mà chỉ để bảo vệ cho quyền lợi của đảng, bảo vệ ngai vàng của đảng để đảng vơ vét cướp bóc tài sản của dân, bán rẻ đất nước phục vụ cho quyền lợi cá nhân và phe nhóm trong đảng. Điều đó đã làm cho đảng “hèn với giặc, ác với dân”, vô ơn với những người đã ngã xuống bảo vệ tổ quốc.

Chính vì lẽ đó, 40 năm trôi qua có biết bao trăn trở, kỷ niệm buồn vui trong tôi, nhưng chỉ có những niềm vui nhỏ, chưa bao giờ có được niềm vui lớn - niềm vui của một mùa xuân tự do dân chủ và nhân quyền cho nhân dân VN.

VMH

Nguồn : 
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1088091464730760&set=a.116958901844026&type=3&theater