20 April 2016

NỮ GIÁO VIÊN NHẠC BỊ DẬP NÁT BÀN TAY- HOẠI TỬ MỘT NGÓN TAY VÌ CHỐNG LẠM THU VÀ CHẠY CHỨC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

NỮ GIÁO VIÊN NHẠC BỊ DẬP NÁT BÀN TAY- HOẠI TỬ MỘT NGÓN TAY VÌ CHỐNG LẠM THU VÀ CHẠY CHỨC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC


   Lúc gần 7 giờ sáng 22/12/2015 tôi đứng đầu ngõ nhà riêng của ông Nguyễn Hữu Độ-Giám đốc SGD-ĐT Hà Nội để đưa đơn tố cáo và đề nghị, nhưng ông Độ không ra mặt .
  Vì vậy lúc 8.30 phút tôi bắt đầu đi đến Bộ Nội Vụ Việt Nam tiếp dân để chờ tiếp dân . Tôi gửi đơn đăng ký gặp ông Nguyễn Thái Bình –Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tiếp dân hàng tháng theo Nghị định 42 ngày 25/11/2013 nhưng ông Tạ Quang Trung – Cán bộ tiếp dân không nhận đơn của tôi và trả lời : “Bộ trưởng không bao giờ tiếp dân hàng tháng cả ” . Tôi thấy trái luật nên đã lấy máy điện thoại ra quay cán bộ tiếp dân này và nộp đơn đề nghị tại Văn thư Bộ Nội Vụ .

   Sau đó tôi về nhà , khoảng gần 11.30 phút tôi bị tai nạn tại ngã ba Nhổn -Láng – Hòa Lạc – do ông Bùi Văn Vĩnh- tài xế xe có biển số 31F- 5191 .
  Tôi đi sát phía bên phải trên đường cao tốc Láng –Hòa Lạc với tốc độ 30 km/ giờ . Khi tới ngã ba Nhổn tôi nghe thấy tiếng còi xe tải, tôi ngoái cổ lại phía bên trái thấy xe tải cách tôi chừng 60cm . Xe tải áp sát người và xe máy của tôi, lúc này tôi cẩn thận dừng xe máy, 2 chân chống xuống đất để dè chừng . Thật kỳ quặc là không xe nào đi qua mà xe tải cứ luôn ép sát xe máy của tôi rồi quẹo đầu xe để rẽ phải . Trước tình huống tự vệ bản thân nên buộc tôi phải chếch xe máy sang phải và đứng im với tư thế chân trái chống xuống đất, chân phải để bàn phanh . Tôi chờ cho đầu xe tải đã qua chừng 10 cm -15cm, thở phào vì thấy thoát hiểm , tôi vẫn đứng im khoảng 3 giây . Nhưng đột nhiên xe tải lùi lại gẩy nhẹ đầu xe máy của tôi, không làm chủ được tay lái nên xe tôi bị đổ xuống , bàn tay trái úp dọc xuống đất. Sau 4 giây tôi thấy tiếng : “ Xe đổ rồi ! ” . Tôi quay sang phải nhìn thấy có 1 Tài xế xe TAXI màu xanh ( mặc áo màu xám , khoảng 45-50 tuổi ) nhìn rất ranh ma ra khỏi xe từ nào tôi không rõ . Tài xế xe taxi đứng im tại chỗ cách tôi khoảng 2 – 3 mét, không ra giúp tôi dựng xe . Thời điểm này không có ai hay bất cứ phương tiện giao thông nào . Tôi lại quay lại nhìn xe tải, ông Bùi Văn Vĩnh cho xe dừng im tại chỗ . 02 giây tiếp theo Tài xế xe Taxi lại nói :“ lùi xuống ! ”. Sau đó Tài xế xe tải từ từ lùi xuống chớm chèn dọc tay tôi ( tôi khẳng định không phải lý do phanh gấp mà lùi xuống, vì phanh gấp nó bị hững lại ) . Từ tay trái của tôi cách bánh xe tải chừng cả 1 bánh xe máy . Xe máy không bị chèn chỉ đổ xuống, còn tay trái bị chèn bởi bánh sau phía bên phải của xe tải . Tôi kêu lên :“ Á sao chèn vào tay tôi ! ”. Ông Bùi Văn Vĩnh nhanh chóng tiến lên phía trước để tôi rút tay ra .

   Nhanh như cắt, Tài xế xe taxi này bước lên xe Taxi lái xe về phía tôi và xé vải buộc vào cổ tay tôi . Trong lúc này ông Bùi Văn Vĩnh lái xe tải đỗ sát bên trái ngã ba Nhổn để xoá mất hiện trường . Khi buộc xong cổ tay cho tôi, tài xế xe Taxi nhìn về phía xe tải ông Vĩnh đỗ ở đó gật đầu và nói : “ Đấy ! đỗ xe xe ở đấy ! ” .
Ông Bùi Văn Vĩnh dắt xe máy của tôi gửi 1 bà bán quán nước . Tại lúc đó tôi vẫn thấy 

   2 gương xe máy của tôi không bị vỡ . Yếm xe của tôi bị nứt từ 1 năm trước. ( Nhưng sau này công an cho biết xe của tôi bị vỡ gương ) .
Lúc này tôi mới thấy mới người tham gia giao thông đi xe máy từ Hà Nội Hà Nội về đến đây , họ hỗ trợ bảo tôi gọi điện về nhà . Chị họ tôi nhà nói qua điện thoại : “ Mày bị tai nạn ở đâu ? ” .

   Tôi hỏi lại ông Bùi Văn Vĩnh : “ Đây là đâu ?”
Ông Vĩnh trả lời : “ Đây là ngã ba cầu vượt An Khánh ”. Tôi vội cố mở điện thoại để chụp ảnh xe tải và quang cảnh nơi xe tải đã được ông vĩnh di chuyển . Sau đó 2 lái xe tải ,xe taxi trở tôi đi viện huyện Quốc Oai sơ cứu .

   Trên đường cao tốc ( đi Bệnh viện Việt Đức ) , trước sự chứng kiến của người nhà của tôi, lúc này tôi mới hỏi dồn dập ông Bùi Văn Vĩnh :“ Có ai thuê anh không , tại sao anh vượt đường mà rẽ phải ? Khi xe đổ mà anh không quan sát gương lái xe lùi xuống chèn tay tôi ? ”.

Ông Bùi Văn Vĩnh không trả lời, nhưng Tài xế Taxi vội trả lời thay :“ chẳng ai thuê cả ” .
Tôi vội nói luôn :“ Tôi không hỏi anh, tôi hỏi chính người trong cuộc chèn tay tôi, anh tên là gì ?  ở đâu, tại sao anh biết người ta có thuê hay không mà trả lời thay ? ”.
Tài xế Taxi chỉ trả lời được tôi 5 từ :“ Tôi là người Ngô Sài ” . ( Ngô Sài thuộc huyện Quốc Oai ) .

  Lúc này ông Bùi Văn Vĩnh cũng trả lời đế theo :“ Chẳng ai thuê tôi cả ” .
Tài xế Taxi chỉ đạo hại tôi cùng ông Bùi Văn Vĩnh, vội đưa đi cấp cứu khiến cho người bị hại hoảng loạn . Vì vậy tôi không bình tĩnh nhớ lại sự việc để ghi biển số xe taxi đến khi nhớ lại thì xong rồi . Người nhà của tôi cũng biết mặt lái xe Taxi và chỉ nghĩ đơn giản là họ lái xe , vì lúc đó tôi không nói rõ .

   Tôi thấy bọn này hại người có tổ chức ,đưa tôi đi bệnh viện cũng được giảm tội mà khiến cho khách quan nghĩ là tai nạn vô tình chứ không phải là cố ý . Sau đó ông Vĩnh nhờ người lái xe của tôi và xe tải về cơ quan ( Công ty Bê Tông An Khánh ) .
Trưa ngày 23/12/2016, công an huyện Hoài Đức đến bệnh viện Việt Đức viết biên bản . Sau khi ra về đã xem điện thoại của tôi chụp ảnh xe tải 31F- 5191 và công nhận địa điểm gây ra tai nạn không phải ngã ba cầu vượt An Khánh .

   Tôi vẫn chưa yên tâm về địa điểm bị tai nạn nên qua tết thời tiết nắng ấm, tôi thuê xe đến hiện trường . Tôi khẳng định nơi tôi bị tai nạn là ngã ba Nhổn , miêu Nha-Láng – Hoà Lạc ( Ngã ba Nhổn rộng gấp rưỡi so với ngã ba cầu vượt An Khánh ) . Tôi đi gần hết ngã ba này rồi nhưng xe tải cố ý vượt trước chặn đầu xe để rẽ phải là hành vi cố ý . Kiểu chặn đường này con nít cũng khó chấp nhận được .
TỪ TRUNG TÂM HÀ NỘI ĐI TỐ CÁO VỀ :

   Rất nhiều lần tôi bị các tài xế xe tải diễn tập ở vị trí này từ năm 2013 đến nay nên tôi đi xe máy luôn đi chậm và nhìn gương thị trường . Đặc biệt năm 2014 và 2015, bắt đầu tôi ra khỏi nhà cũng có người theo dõi .

   Khoảng tháng 7 và tháng 8 / 2015 vài lần tôi thấy có 02 xe Taxi đỗ sát bên phải ngã ba Nhổn – Láng Hoà Lạc, lái xe còn ngồi nghe nhạc .
Tháng 9, một chiếc xe Taixi malling đỗ xe ngã ba Nhổn – Láng Hoà Lạc ngay làn đường xe máy . Tôi đi chậm lại và đi ngang qua xe Taxi , đột nhiên tay này mở cửa bước ra . Rất may là tôi dự kiến được trước nên không bị vướng cửa . Sau đó tay này lại bước vào xe ngồi, còn tôi đi thẳng và chẳng quan tâm nữa .

   Tháng 8/ 2015 có 1 xe Tải tuýt còi vượt trước tôi , từ từ ép sát tôi, cứ nhìn vào chân trái của tôi như sắp muốn chèn lên . Tôi sợ quá, ép sát đứng người vào xe máy cho đỡ tốn diện tích, dựng chân chống xe máy dựng tại chỗ và bước qua xe sang bên phải đúng cách xa 2 mét. Còn tôi nhìn tài xế với ý nghĩ :“thích thì chèn xe đi ” . Tài xế xe tải hiểu ý mặt không căng thẳng, nhìn tôi cười . Đương nhiên nó chẳng thèm chèn xe tôi làm gì cả .

   Tháng 9 / 2015, tại ngã ba Từ Liêm - Láng –Hoà Lạc có 1 tài xế xe Tải tuýt còi vượt trước và ép sát tôi để rẽ phải tôi vội mở khẩu trang, ngửa mặt nhìn tài xế . Tay này thấy mặt tôi tử tế nên tha cho tôi, rẽ phải không ép sát tôi nữa . Tháng sau cũng tương tự như vậy, nhưng ở ngã ba Nhổn – Láng –Hoà Lạc , tài xế xe tải khác cũng tha cho tôi nhưng lại chửi tôi :“ mẹ cha nhà mày ” . Tôi vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao lại bị tài xế này chửi nhưng tôi không thèm đáp lại .

   Vài lần tôi mở điện thoại định chụp ảnh thì tài xế xe tải từ bỏ ý định ép sát tôi ( ngã ba Từ Liêm, ngã ba Nhổn ) . Do trời nắng, mật khẩu dài, tôi không chụp được biển số nên xoá đi hoặc đã chụp nhưng không có biển số, tôi cũng xoá bỏ .
Tháng 10 và 11, cũng tại ngã ba Nhổn quan sát gương thị trường , tôi thấy có 1 xe taxi Mailing lao nhanh về phía tôi , tôi ngoái cổ lại nhìn và cho xe đi thật chậm 20km/giờ . Vì vậy tay này từ bỏ ý định .

   Một số lần nữa ( 2013 đến 2015 ) xe tải và tôi chạy cùng chiều, đuôi xe tải quẹt vào xe máy của tôi nên tôi bị ngã . Do tôi cảnh giác luôn nhìn gương thị trường và đi tốc độ chậm nên không bị nặng mà chỉ bị tím chân , tổn thương phần mềm. Tôi tự bò dậy và dựng xe đi tiếp về nhà . Đặc biệt chúng thường va quyệt vào tôi lúc không có người tham gia giao thông và trên đường đi các cơ quan tố cáo về một mình ( hai lần tôi bị xe tải quyệt vào khoảng 20 giờ ngã và tự cố đứng tập tễnh dựng xe đi tiếp ) .
TỪ TRƯỜNG VỀ NHÀ :

   Năm năm gần đây tôi luôn thấy có người theo dõi tôi , từ khi bắt đầu ra khỏi nhà đến lúc ở trong nhà . Bước ra cổng là nó thuê người rình rập tôi . Đặc biệt trong năm 2014- 2015 càng rõ nét bất kể từ nhà đến trường hay từ trường về nhà tôi cũng bị người đi sau tôi , có lần hắn chụp ảnh biển xe của tôi .
Thậm chí một số lần cả hai người đi cùng chiều, đối tượng này vội quay xe để đi theo tôi .

   Vì vậy để khẳng định xem nhận định của tôi đúng hay sai nên khoảng 9/2015 tôi đi từ cơ quan về, tôi thấy có người theo dõi tôi . Vì vậy tôi mở điện thoại định chụp ảnh, tên này hốt hoảng nhìn tôi, rẽ vào cánh đồng Sài Khê . Mấy tuần sau gần ngã ba xã Phượng Cánh gặp đối diện hắn đi ngang qua đều nhìn nhau, tôi nhìn kỹ hắn, hắn cụp mặt xuống vì hắn biết tôi nhận ra hắn .

   Tôi chỉ kể với vài người bạn thân thích rằng tôi bị theo dõi . Tôi kể ra trên đây hoàn toàn là sự thật, tôi không thuộc hạng người nói không thành có . Ảnh tôi chụp được và một số lưu lại trong điện thoại tôi bị biến mất cùng với điện thoại . Khoảng 5.30 ngày 24/12/2015 người nhà đi mua cháo cho tôi chưa kịp về tôi đã phát hiện mất điện thoại .
Tôi sống trọng danh dự, không tham tiền . Vì vậy nhiều người khuyên tôi : “Hoà giải để lấy tiền đền bù, còn nếu không ông Vĩnh chạy công an là không được xu nào đâu nhé !” . Trước những sự việc diễn ra trước mắt , tôi không bao giờ chấp thuận được . Tôi cần làm sáng tỏ sự việc, không thể cố ý với hành vi cố ý giết người không thành, lấy tiền bịt miệng cho xong .

   Tại bệnh viện Việt Đức, ông Bùi văn Vĩnh còn khống chế tôi trước sự chứng kiến của người nhà . Ông Vĩnh nhìn vào y sĩ Chu Đức Thọ - người đưa tôi vào phòng mổ : “ Nếu không kiện ra công an, tôi sẽ đưa 10 triệu đồng nhờ bác sĩ này lo giúp phong bì bồi dưỡng . Nếu không đưa ra công an không thì thôi ” . Tôi không thể chấp thuận được với kiểu này . Tại sao lại có điều kiện kỳ quặc này ? Ông Vĩnh sợ tôi kiện ra công an ông sẽ bị mất việc . Ông Vĩnh chẳng làm việc này thì có việc khác, khoảng 5 năm nữa là ông hết tuổi lái xe . Vậy ông Vĩnh có hình dung một bàn tay chưa biết nó tàn phế của một giáo viên dạy nhạc vào nghề được 10 năm, chưa biết sẽ đối mặt ra sao ? Là sự nghiệp , là miếng cơm manh áo mà người ta cố ý muốn cướp đi ? Hay còn một nguyên nhân sâu xa là sẽ liên quan đến người thuê ông là hạng LƯU MANH GIẢ DANH TRÍ THỨC .

   Tôi một phụ nữ không chồng, không con, không anh em ruột thịt và nuôi mẹ già 72 tuổi nhưng lũ quỷ không tha cho tôi . Trong thời gian phục hồi chức năng tại bệnh viện Việt Đức là 4 tuần , tôi gọi điện thoại nhờ vợ chồng ông Bùi văn Vĩnh đến nhà lấy quần áo và lấy tiền cho tôi . Nhưng vợ chồng ông Vĩnh viện lý do đi cấy .
Bệnh viện Bộ công an cũng đã giám định kết quả tỷ lệ thương tật 16% . Tôi không có gì là lạ với kiểu giám định này cả . Bệnh viện Việt Đức không trả tôi hồ sơ gốc , ngón giữa bị biến dạng, các ngón tay đã bị cứng khớp các liên đốt ( ngón 2,3,5) và không thể năm được . Hiện tại tôi vẫn chưa đi được xe máy và tay vẫn đau nhiều . Nhìn bàn tay mất ngón mà thật xót xa . Là một giáo viên nhạc tôi còn phải đàn, ngoài ra tôi phải múa . Khi tôi múa thì cả tập thể giáo viên và học sinh đều ngưỡng mộ . Than ôi ! từ nay tôi sẽ không bao giờ múa đẹp được nữa …

  Hiện nay tôi là một giáo viên dạy nhạc tôi rất đau buồn, thương tiếc và bức xúc bị tai nạn cụt ngón áp út, dập nát bàn tay trái vì đi khiếu tố những vấn đề bức xúc về việc PGD &ĐT huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội lập hồ sơ không đạt chuẩn Hiệu trưởng cho bà Phan Thị Thu Hường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sài Sơn A quá nhiệm kỳ ( 6 năm + 2 tháng ) và NHỮNG VẤN NẠN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC . Tôi cũng chỉ mong muốn ngành giáo dục tốt hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu như cố Chủ tịch Hồ Chí Minh mong đợi .

   Thôi thì tôi không bị bọn Xăm trổ đánh tại Sở GD&ĐT Hà Nội thì tôi bị kẻ nào đó thuê tài xế chèn tay tôi . Tôi đã đưa lên face và gửi đơn đến Giám đốc SGD&ĐT việc bảo vệ Sở gọi điện thoại : “ Xăm trổ đâu, vào đánh bỏ mẹ nó đi ”.

   Theo điều 34,35,36,37 và 38 của Luật tố cáo số: 03/2011/QH13 , ngày 11 /11 / 2011.
Tôi công khai rộng rãi để những người có lương tri lên tiếng bảo vệ “người thấp cổ bé họng” như tôi . Tôi kính đề nghị quí công an huyện Hoài Đức chuyển hồ sơ vụ việc đến công an quận Nam Từ Liêm làm rõ vụ việc này. Đồng thời quý công các cấp bảo vệ công dân, bảo vệ người tố cáo điều tra tài xế xe Taxi là ai ? Ai là người xúi dục, mua chuộc gây tai nạn cho tôi ? Đây là những thủ đoạn hết sức tinh vi , sử dụng phương tiện giao thông thay bằng đánh trực diện, vũ khí để gây thương tích ảnh hưởng nghiêm trọng trong xã hội .


   Vì sự an nguy của xã hội, một lần nữa tôi kính đề nghị quý công an khẩn trương điều tra để nhân dân chúng tôi yên tâm sinh sống .

Nguồn FB : 
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1696121787309408&id=100007348095402

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO KHẨN CẤP
( Lần 8 )
(V/v Ông Hoàng Sen- nguyên Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Bổ nhiệm cho bà Phan Thị Thu Hường lên làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sài Sơn gần hết 1 nhiệm kỳ là không đạt quy định Chuẩn hiệu trưởng Thông tư số 14/ 2011/TT-BGDDT ngày 08/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo )
Kính gửi : - (Ông ) Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Bộ Chính trị -Chủ tịch UBND t.phố Hà Nội .
I Họ và tên người Tố cáo : Nguyễn Thị Bích Nhung
Hộ khẩu thường trú : Minh Trung, Đa Phúc, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
II Đối tượng bị Tố cáo :
Ông Hoàng Sen- Nguyên Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội . III Nội dung Tố cáo :
Ngày 26/10/2015, tôi gửi đơn tố cáo lần 6 ( Bưu phẩm RE 112 614 539VN ), lần 7 ngày 17/11/2015 ( Bưu phẩm RE 116 362 274 VN ) v/v Ông Hoàng Sen- Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Bổ nhiệm cho bà Phan Thị Thu Hường lên làm Hiệu Trưởng trường tiểu học Sài Sơn gần hết 1 nhiệm kỳ là không đạt quy định Chuẩn hiệu trưởng Thông tư số 14/ 2011/TT-BGDDT ngày 08/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo .
Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 20, Luật tố cáo số: 03/2011/QH13, ngày 11 /11/2011
Điều 20. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
Đến nay quá thời hạn theo quy định của Pháp Luật, tôi vẫn chưa nhận được Thông báo thụ lý đơn tố cáo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ( Theo điều 9,10 của Thông tư số 06/2013/TT-TTCP , ngày 30 tháng 09 năm 2013 về Quy trình giải quyết đơn Tố cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ ) nên tôi gửi đơn lần 8 với nội dung như sau :
Bản thân bà Phan Thị Thu Hường mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng khi mới nắm quyền Hiệu trưởng nhưng Ông Hoàng Sen- Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội xong chưa xử lý xong mà vẫn thăng chức cho bà Hường lên làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Sài Sơn , huyện Quốc Oai , thành phố Hà Nội . Đến nay việc bà Phan Thị Thu Hường “ ngồi nhầm ghế ”Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sài Sơn được là hết nhiệm kỳ ( là trái với điều 8, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 27/2003/QĐ-TTG ngày 19/02/2003 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo ).
1- Gia đình bà Phan Thị Thu Hường - Tân Hiệu trưởng trường Tiểu học Sài Sơn , huyện Quốc Oai , thành phố Hà Nội vi phạm quyền tài sản công dân, xây nhà làm thiệt hại tài sản gia đình tôi đã hơn 5 năm nay , gia đình tôi vẫn phải sống trong cảnh nhà của dột nát , thâm ướt Tàu gờ, bong tường và nứt tường chưa được sửa chữa ngày càng nặng nề ( tôi phải tát nước từ trong nhà ra sân mỗi khi trời mưa to ) ….Những hòn đá dăm nhọn nhỏ rơi xuống nhà tôi khi nhà bà Hường đổ Trần nên ngói nhà tôi rịa và dột âm ỉ phía bên sau mái nhà giáp nhà bà Hường, ( ngay cả bàn thờ gia tiên – nơi tôn nghiêm nhất trong mọi gia đình Việt Nam ta ) . Đến nay -Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội vẫn không giải quyết đơn tố cáo này của mẹ tôi theo đúng Luật ( giao phòng nội vụ xác minh tài sản hư hỏng do bà Hường gây ra ) .
2 )Bản thân bà Phan Thị Thu Hường còn bị bà Nguyễn Thị Tuất-giáo viên trong trường tố cáo về việc bà Phan Thị Thu Hường mới nắm quyền Hiệu trưởng nhưng thu Chuyên môn kém thu tiền sai
Theo Báo Nông Thôn Ngày Nay ra ngày 09/12/2009 đã phản ánh Hiệu phó trường Tiểu học Sài Sơn, Quốc Oai , Hà Nội 3 năm liên tiếp ra đề kiểm tra sai về kiến thức căn bản như không biết tính diện tích hình tam giác . Nhưng lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Quốc Oai lại cho rằng, lỗi chuyên môn này là “ sự sáng tạo” .
UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội bao che cho những vi phạm của bà Hường, cho rằng bà Nguyễn Thị Tuất tố cáo sai và có kết luận số 28/ KL-UBND ngày 10 /02 /2010 của UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội . Sau đó ông Hoàng Sen-Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai – Hà Nội bổ nhiệm chức vụ cho bà Phan Thị Thu Hường từ phó hiệu trưởng lên làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội .( Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 09/02 /2010 )
Không đồng ý với kết luận số 28/ KL-UBND ngày 10 /02 /2010 của UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, bà Nguyễn Thị Tuất gửi đơn tố cáo đến UBND thành phố Hà Nội .
Thanh tra UBND thành phố Hà Nội đã có kết luận số 1685/KL-TTTP ( 3) ngày 30 / 8/ 2010 :
“ 1. Nội dung công dân tố cáo một số khoản thu, chi tài chính của ban giám hiệu trường Tiểu học Sài Sơn đối với học sinh chưa đúng văn bản quy định là có cơ sở .
2. Nội dung công dân Tố cáo Ban giám hiệu trường Tiểu học Sài Sơn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp thu tiền hộ những khoản đóng góp tự nguyện không đúng với quy định là có cơ sở ” .
Thanh tra thành phố Hà Nội kiến nghị tại kết luận số 1685/KL-TTTP ( 3) ngày 30 / 8/ 2010 :
“Chỉ đạo UBND huyện Quốc Oai tổ chức kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với Ban giám hiệu Trường Tiểu học Sài Sơn ….”
Tiếp đó là Công văn số 9113/ UBND-VHKG v/vgiải quyết đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Tuất, giáo viên trường Tiểu học Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội do bà Ngô Thị Thanh Hằng ký ngày 09 /11/ 2010 :
Những sai phạm của bà Hường chỉ kiểm điểm qua loa như vậy là chưa đúng hình thức kỷ luật ? mức độ là quá nhẹ ?
Chỉ riêng việc bà Hường không có đủ năng lực trước phụ huynh để bàn bạc, thống nhất việc thu những khoản đóng góp tự nguyện, nhưng vẫn ép thu tiền là đã không đủ tiêu chuẩn để làm Hiệu trưởng , lây mức thu của năm học 2008-2009 để thu cho năm sau đủ khẳng định là bà Phan Thị Thu Hường quan liêu, độc đoán trong cách làm việc ?
Không đúng với khoản 1, Điều 6, QUYẾT ĐỊNH của Thủ tướng Chính phủ số 27/2003/QĐ-TTG ngày 19/02/2003 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.
Điều 6. Điều kiện bổ nhiệm:
1 Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước;
Bà Phan Thu Hường Không đạt quy định Chuẩn hiệu trưởng theo Thông tư số 14/ 2011/TT-BGDDT ngày 08/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng Tiểu học. Cụ thể :
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
b) Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành
d) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.
2. Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp
d) Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.
4. Tiêu chí 4: Giao tiếp và ứng xử
b) Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên;
c) Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh;
5. Tiêu chí 5: Học tập, bồi dưỡng
a) Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường;
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
b) Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học;
c) Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trường tiểu học
6. Tiêu chí 13: Quản lý tài chính, tài sản nhà trường
a) Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả;
b) Quản lý sử dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật;
8. Tiêu chí 15: Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục
a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý của nhà trường theo quy định;
Bà Phan Thị Thu Hường cũng không trúng cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân xã Sài Sơn- nhiệm kỳ 2011-2016 . Cử tri xã Sài Sơn chính là phụ huynh học sinh của bà Hường đánh giá nhìn nhận rõ về tài, đức, năng lực của bà Hường . Điều này cũng khẳng định được uy tín của bà Phan Thị Thu Hường- Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội trước phụ huynh là không có ? Phụ huynh không ủng hộ bà Hường là Hiệu Trưởng của con em mình là đại biểu HĐND cấp xã ?
Tháng 02 /2010 ông Hoàng Sen-Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà NộiViệc bổ nhiệm chức vụ cho bà Phan Thị Thu Hường trước khi có kết luận số 1685/KL-TTTP ( 3) ngày 30 / 8/ 2010 của Thanh Tra Thành phố Hà Nội và Công văn số 9113/ UBND-VHKG do bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký ngày 09 /11/ 2010 là sai luật giáo dục .
IV Nêu yêu cầu giải quyết Tố cáo :
Theo khoản 4- điều 13, Luật Tố cáo ngày 11 /11 /2011.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện .
Tôi làm đơn này Kính đề nghị ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai:
1- KHẮC PHỤC SỬA SAI : Từ tài liệu sai phạm của bà Phan Thị Thu Hường – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sài Sơn đã được kết luận 1685/ UBND –TT3 đã nhiều lần kèm theo đơn tố cáo , kính đề nghị quý ông có công văn chỉ đạo ông Nguyễn Hữu Độ-Giám đốc Giáo dục & Đào tạo Hà Nội khẩn cấp có công văn chỉ đạo ông Nguyễn Văn Phương-Trưởng Phòng PGD&ĐT huyện Quốc Oai, Hà Nội không lập hồ sơ chuẩn Hiệu trưởng cho bà Phan Thị Thu Hường ở nhiệm kỳ 2015-2016 để sửa sai việc đã Bổ nhiệm cho bà Phan Thị Thu Hường lên làm Hiệu Trưởng trường tiểu học Sài Sơn hết 1 nhiệm kỳ 2010-2015 là trái với Thông tư số 14/ 2011/TT-BGDDT ngày 08/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo . Học sinh ngồi nhầm lớp vì bệnh thành tích là nguy hiểm . Còn bà Phan Thị Thu Hường ngồi “nhầm ghế Hiệu Trưởng” trường tiểu học Sài Sơn hết 1 nhiệm kỳ ( quá 10 tháng ) do chuyên môn kém, thu chi tài chính sai, thiếu tài , thiếu đức đã là hết sức nguy hại cho ngành giáo dục, làm tổn thương thế hệ trẻ của đất nước ? . Đồng thời Chỉ đạo ông Nguyễn Mạnh Quyền – tân Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội không bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng của bà Phan Thị Thu Hường- Trường tiểu học Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội .
2-Áp dụng biện pháp Khẩn cấp Có công văn chỉ đạo đến ông Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, Hà Nội giải quyết đơn Tố cáo gia đình bà Phan Thị Thu Hường vi phạm quyền tài sản công dân, xây nhà làm hư hỏng tài sản của gia đình tôi để làm chứng cứ cho việc vi phạm tư cách đạo đức của bà Phan Thị Thu Hường là một phần tư liệu chứng minh ông Hoàng Sen- Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai đã bổ nhiệm hiệu trưởng cho bà Phan Thị Thu Hường .
3- Sau đó Kính Đề nghị quý ông Nguyễn Đức Chung công tâm, xem xét xử và lý đơn tố cáo của tôi về việc : ông Hoàng Sen-nguyên Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội , bổ nhiệm cho bà Phan Thị Thu Hường lên làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sài Sơn nhiệm kỳ 2010-2015 là trái với Thông tư số 14/ 2011/TT-BGDDT ngày 08/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo .
V Lời cam đoan :
Tôi xin cam đoan trước các quý cấp về nội dung Tố cáo trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã Tố cáo .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tài liệu đã kèm theo ở các đơn tố cáo như :
1) Ảnh chụp vỡ ngói
2) - Kết luận số 1685/KL-TTTP(P3) ngày 30 / 8 / 2010 của Thanh Tra Thành phố Hà Nội về kết luận nội dung đơn Tố cáo đôi với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội .
3) Phiếu chuyển đơn số 80/ HĐND- TD ngày 17/7/2015 của VPCP
4) Báo Nông Thôn Ngày Nay ra ngày 09/12/2009 đã phản ánh Phó hiệu trưởng trường tiểu học Sài Sơn chuyên môn kém, thu tiền sai .
5- Phiếu chuyển đơn số 10089 của VPCP – Vụ I ngày 01/12/2015 .
6 Phiếu chuyển đơn số 1774/ UBVHGDTTN 13 đề ngày 08 /12/2015
7-Phiếu chuyển đơn của Thanh tra Bộ Nội vụ số 49 ghi ngày 21 /01/2015
8-Phiếu chuyển đơn của văn phòng Chính phủ số 7694 / HD-TDTW ghi ngày 06/1/2015
9-Phiếu chuyển đơn của văn phòng Chính phủ số 3935 / HD-TDTW ghi ngày 29/ 5 /2015
10- Phiếu chuyển đơn của HĐND Hà Nội số 80/ HĐND -TD ghi ngày 17/7/ 2015
. Quốc Oai ngày 15 / 12 / 2015
Người viết đơn
Nguyễn Thị Bích Nhung   https://www.facebook.com/profile.php?id=100007348095402


14 April 2016

GS.NGUYỄN ĐÌNH CỐNG PHỎNG VẤN ÔNG LÝ QUANG DIỆU TRONG MỘNG

PHỎNG VẤN ÔNG LÝ QUANG DIỆU TRONG MỘNG

                                                                             Nguyễn Đình Cống
Ảnh GS. Nguyễn Đình Cống
    Được ông Lý Quang Diệu cho phỏng vấn là một vinh dự lớn. Tôi không phải là phóng viên chuyên nghiệp nên không dám mơ tưởng đến chuyện đó. Về suy nghĩ và việc làm của ông, sự đánh giá về ông, tôi đã có dịp tìm hiểu qua các tác phẩm, các bài báo được công bố. Tôi chỉ ao ước được hỏi để nghe ông trả lời một vài vấn đề mà tôi còn phân vân. Tôi chưa tìm được cách nào để thực hiện mơ ước thì được tin ông đã qua đời. Tôi nghĩ đến việc nhờ các nhà ngoại cảm lập đàn tràng, tìm cách gọi hồn ông để hỏi, nhưng ngẫm đi nghĩ lại thấy việc đó rất khó và tốn kém. Tôi ngày đêm cầu khẩn được gặp ông ở trong giấc mộng. Và rồi lòng thành đã được đáp ứng. Tôi mơ thấy được Thiên sứ dẫn đi gặp ông. Tôi xin phép bỏ qua quang cảnh nơi gặp gỡ và các nghi lễ ngoại giao ban đầu mà đi ngay vào cuộc phỏng vấn.

Tôi Hỏi: Thưa ngài, tôi rất khâm phục ngài và đất nước Singapore. Xin cho biết ngài đã theo chủ thuyết nào mà được như vậy?

Lời Đáp: Tôi có biết một số chủ thuyết nhưng không theo cái nào cả. Từ lịch sử phát triển của nhân loại và của các nước tôi tìm ra cách điều hành và quản lý xã hội mà tôi nghĩ là thích hợp, tôi làm thử, thấy tốt thì tiếp tục, thấy xấu thì loại bỏ ngay và tìm cách làm khác. Tôi thấy một số nước chỉ vì tôn sùng một chủ thuyết, một ý thức hệ nào đó mà mắc kẹt vào nhiều mâu thuẩn, nhiều khó khăn không thoát ra được, thật đáng thương. Quan điểm của tôi cũng gần giống với quan điểm của nhà sư gốc Việt, ngài Thích Nhất Hạnh là không xem một giáo phái, một trường phái nào là chân lý tuyệt đối. Nếu có ai đó cứ cố đòi cho bằng được một chủ thuyết thì tôi cũng cố mà nêu ra, đó là chủ thuyết vì sự tự do và hạnh phúc thực sự của toàn dân Singapore, trong đó có gia đình tôi.

Hỏi: Ngài quan tâm như thế nào đến độc lập và thống nhất, đến dân giàu nước mạnh.

Đáp: Tôi đã từng quan tâm và tranh đấu cho độc lập, thoát khỏi ách thống trị của người Anh, chỉ là chúng tôi đấu tranh hòa bình mà không làm cách mạng. Sau khi được công nhận độc lập, chúng tôi mời phần lớn quan cai trị người Anh ở lại giúp quản trị, điều hành, chúng tôi lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức trong giao dịch hành chính. Trước đây Singapore là một vùng thuộc Malaysia, chúng tôi đã từng vận động để thống nhất đất nước nhưng rồi từ năm 1965, bản thân tôi và phần lớn dân chúng Singapore rất đau buồn chấp nhận sự chia tách.

   Có một số nước đề lên rất cao mục đích độc lập và thống nhất, còn tôi cho rằng độc lập, thống nhất tuy rất quan trọng nhưng cũng chỉ xem là phương tiện chứ mục đích cuối cùng và quan trọng nhất vẫn là tự do và hạnh phúc của nhân dân. Lãnh tụ Hồ chí Minh của cách mạng ở Việt Nam có nói: “Nếu độc lập và thống nhất mà dân không được thực sự tự do và hạnh phúc thì độc lập và thống nhất ấy chẳng để làm gì”. Về chuyện độc lập tôi thấy nên nêu trường hợp của Bắc Ireland làm dẫn chứng. Dân chúng được trưng cầu ý kiến xem có muốn độc lập không, đại đa số trả lời không cần, không muốn, theo họ thì độc lập chẳng để làm gì, họ đã có tương đối đủ tự do và hạnh phúc rồi, không khéo sự độc lập chỉ mang lại danh tiếng, quyền lợi cho một số nào đó còn toàn dân lại khổ hơn.

   Về thống nhất, trong mấy chục năm qua có sự phân chia nước Nam Tư, sự thống nhất nước Đức và Việt Nam. Sự phân chia Nam Tư được thực hiện một cách hoàn hảo, dân Nam Tư cho rằng họ không cần thống nhất, một nước Nam Tư chia thành ba sẽ tự do hạnh phúc hơn. Sự thống nhất nước Đức được thực hiện êm đẹp, hòa bình, giữ được hòa hợp dân tộc ở mức độ cao, không có hận thù, không có bên thắng bên bại, chỉ có thắng lớn của toàn dân tộc. Họ làm được như vậy vì đã vượt qua được ý thức hệ, vì họ biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên, những người ở Đông Đức đã kịp thời phát hiện sai lầm của chủ nghĩa Mác Lênin và kiên quyết từ bỏ. Sự thống nhất Việt Nam dựa trên bạo lực và chỉ mới thống nhất được lãnh thổ về hình thức còn điều quan trọng hơn chưa thực hiện được là sự hòa hợp dân tộc thực sự, sự thống nhất ý chí, tình cảm giữa người dân và lãnh đạo.
Tôi nghĩ giàu mạnh không phải là mục tiêu mà cũng chỉ là phương tiện. Không phải hễ giàu mạnh là dân có tự do và hạnh phúc. Đất nước Bhutan không giàu mạnh mà dân khá hạnh phúc. Không khéo giàu mạnh quá lại làm phát sinh tư tưởng ngông cuồng cho những người cầm đầu. Đối với Singapore điều đáng quý không phải là thống nhất, nước mạnh mà là sự tự do và hạnh phúc của người dân, tài nguyên duy nhất của Singapore là người dân với tinh thần làm việc hăng say của họ.

Hỏi: Ngài quan tâm như thế nào đến dân chủ?

Đáp: Theo tôi dân chủ cũng chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích. Khi tôi thấy dân chủ là phương tiện tốt, cần thiết và có hiệu quả để đạt mục đích thì tôi sẽ hết sức quan tâm.

Hỏi: Thưa ngài, trong lúc nhiều nước châu Á, châu Phi bị nạn tham nhũng hoành hành, không thoát ra được, đến như Trung Quốc cũng bị, thế mà Singapore được xếp là trong sạch số 1 của châu Á và ở thứ hạng cao của thế giới. Xin cho biết nhờ đâu mà được như vậy.

Đáp: Lòng tham vốn là bản tính của con người, đặc biệt là của những người có quyền thế. Đa số người sẵn sàng tham nhũng khi có điều kiện thuận lợi. Vậy để ngăn chặn tệ nạn thì vai trò của chính quyền rất quan trọng. Trong lịch sử người ta đã tổng kết, để ngăn ngừa tệ nạn thì chính quyền phải làm cho người ta không muốn, không thể và không dám phạm vào. Riêng vấn đề tham nhũng ở Singapore thì chúng tôi còn tạo thêm điều kiện thứ tư là các quan chức chính quyền không cần tham nhũng.

Hỏi: Về ba điều không muốn, không thể và không dám thì tôi cũng có biết qua. Để người ta không muốn tham nhũng thì phải giáo dục đạo đức để họ thấy đó là việc xấu xa, là tội ác. Để không thể thì phải có các biện pháp tổ chức, các luật lệ chặt chẽ. Để không dám thì phải có hình phạt thật nghiêm khắc cho người ta sợ. Xin ngài giải thich về điều kiện không cần.

Đáp: Tôi đã tìm hiểu tệ nạn tham nhũng ở một số nước. Ban đầu của nó chỉ là hành động “bôi trơn”, có tác dụng tích cực. Khi những người làm công vụ mà đời sống khó khăn thì thường không thể toàn tâm toàn ý làm tròn trách nhiệm. Những người có công việc cần giải quyết nhanh chóng bèn nghĩ ra và thực hiện việc bôi trơn bằng quà cáp. Ban đầu việc đó có tác dụng tích cực nhưng rồi dần dần tạo nên thói quen, trở thành tệ nạn. Khốn khổ là khi chính quyền phát hiện ra tệ nạn, đã không kiên quyết tìm biện pháp dẹp bỏ kịp thời bằng 3 biện pháp đã nêu trên mà còn bao che, khuyến khích thì tệ nạn càng ngày càng phát triển là chuyện bình thường. Chúng tôi nói quan chức của Singapore không cần tham nhũng vì trong thời gian đầu mới lập quốc, trong lúc nhân dân còn nghèo chúng tôi tìm cách trả lương xứng đáng cho quan chức để họ không rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ngoài ra phải thực hiện 3 biện pháp để họ không muốn, không thể và không dám tham nhũng. Chúng tôi nghiên cứu một số nước có nạn tham nhũng lớn, thấy rằng bề ngoài họ cố duy trì một chế độ lương có mức chênh lệch tương đối ít giữa tổng thống và cán bộ thường (chỉ hơn 10 lần). Việc làm đó chủ yếu để lừa bịp nhân dân nhưng thực chất thì không phải như vậy, những quan chức cao cấp có nhiều đặc quyền đặc lợi gấp hàng trăm hàng ngàn lần tiền lương hình thức.

Hỏi: Ngài nói có chính quyền còn bao che, khuyến khích tệ tham nhũng. Họ bao che, khuyến khích bằng cách nào, theo chỗ ngài biết thì có chính quyền như vậy à.

Đáp: Theo tôi biết thì có chính quyền như vậy đấy, nhưng đó là tự bên trong, còn bên ngoài bất kỳ chính quyền nào cũng tuyên bố là chống tham nhũng. Người ta ra hết luật này đến luật kia về chống tham nhũng, tổ chức hết cơ quan này, ủy ban nọ để chống tham nhũng nhưng càng chống thì nó càng phát triển, chống được một chỗ này thì mười chỗ khác tham nhũng lớn hơn. Vì sao vậy. Vì bản chất của chế độ, của chính quyền chuyên chính, toàn trị của những kẻ tham lam hàng giờ hàng phút đẻ ra và bao che cho tham nhũng. Người ta gặp không ít người cầm đầu tổ chức chống tham nhũng lại là tay tham nhũng cỡ bự. Ở những nước như vậy người ta nói rất mạnh mồm về chống tham nhũng nhưng không biết chống ai, chống bằng cách nào, dựa vào lực lượng nào để chống. Thậm chí có một số người tích cực tố cáo và chống tham nhũng lại bị vu cáo để triệt hạ, có khi còn bị thủ tiêu ngấm ngầm. Khi mà chính quyền là độc tài, toàn trị, lại do những kẻ kém phẩm chất cầm đầu, chỉ biết đặt lợi ích một nhóm thiểu số lên trên lợi ích của dân tộc, của quốc gia thì người ta sẽ bao che cho nhau để bảo vệ lợi ích nhóm. Cũng có một số kẻ tham nhũng bị đưa ra xét xử nhưng đó là do mâu thuẩn nội bộ giữa các phe nhóm mà thôi. Người ta có thể ban hành nhiều luật nhưng thà có ít luật mà thi hành nghiêm chỉnh còn hơn có nhiều luật mà chỉ thi hành loa qua. Trong việc thi hành luật thì sự gương mẫu của những người có quyền, của những người thuộc tầng lớp ưu tú trong xã hội là vô cùng quan trọng. Nếu người trên không gương mẫu, cậy quyền để vi phạm thì đó là nhà dột từ nóc. Tôi nói chính quyền bao che, khuyến khích tham nhũng là thế.

Hỏi: Nghe nói ở Singapore có vị Bộ trưởng Bộ giáo dục, bạn thân của ngài, bị báo chí phát hiện tham nhũng 500 USD, ông ta đã nhờ ngài thu xếp nhưng ngài đã không giúp gì được nên ông ta đã tự tử, có đúng vậy không.
Đáp: Chuyện này, theo sự thuật lại thì có chỗ đúng và có chỗ chưa đúng. Đúng ông ta là bạn tôi và đã tự tử vì chuyện 500 USD. Không đúng vì việc ông ta nhận 500 đô la là do vô tình chứ không phải cố ý tham nhũng, không phải cố ý đòi hối lộ. Nhưng tình ngay mà lý gian, ông ta không thể thanh minh nên đành lấy cái chết để cáo lỗi. Tôi vừa rất thương và cũng giận ông ta. Nếu vì tình bạn thân thiết mà tôi tìm cách bao che cho ông thì công cuộc chống tham nhũng do tôi đề xướng có nguy cơ thất bại. Ông ta tự tử làm tôi đau xót lắm chứ, nếu bị đem ra tòa để xét xử thì mức án tù cũng chỉ 3 năm là cùng. Nhưng ông đã tự tử vì danh dự và cũng vì muốn ủng hộ tôi trong việc chống tham nhũng, có thể ông muốn nêu một tấm gương cho các quan chức khác. Cái chết của ông là một sự hy sinh rất đáng tôn trọng.

Hỏi: Trên kia ngài có nói chính quyền độc tài sẽ đẻ ra tham nhũng. Thế mà tôi nghe nhiều dư luận cho rằng chính quyền của ngài cũng thuộc loại độc tài, gia đình trị, ngài lại nói rằng ngài thích được người dân sợ hơn là được yêu mến, xin ngài vài lời giải thích.

Đáp: Vấn đề này rất nhạy cảm, dư luận có chỗ đúng và có chỗ chưa đúng. Tôi không nói bất kỳ độc tài nào cũng đẻ ra tham nhũng mà là độc tài toàn trị, lại do những kẻ tham lam, kém phẩm chất, chỉ biết đặt lợi ích nhóm trên lợi ích quốc gia thì mới đẻ ra và bao che cho tham nhũng. Nếu độc tài do những người có phẩm chất cao lãnh đạo thì lại khác. Tôi không chối bỏ là trong thời gian đầu ở Singapore có sự độc tài như vậy. Để quản trị đất nước có 2 hình thức chủ yếu là dân chủ và độc tài. Như trên kia đã nói, tôi không xem thể chế nào là hoàn hảo. Vấn đề là tùy thời thế và quan trọng hơn là phẩm chất của người đứng đầu. Thể chế dân chủ sẽ phát huy tính ưu việt của nó khi mà đất nước ổn định, nếu đất nước đang bị ly tán, đang bị xáo trộn mà nền dân chủ lại rơi vào tay những kẻ kém năng lực thì không khéo lại bị rối loạn thêm. Tình hình của Singapore trong những năm đầu là hơi bị rối rắm, cần phải xiết chặt kỷ luật, vì thế tôi chủ trương tạm thời dùng cách quản lý chặt chẽ, hạn chế bớt quyền dân chủ để sớm đưa đất nước vào thế ổn định, nếu như thế mà mang tiếng là độc tài thì tôi cũng vui lòng chấp nhận chứ không chối cãi. Tôi khinh bỉ những kẻ cầm quyền, thực chất thì thi hành độc tài mà bên ngoài thì tuyên truyền dân chủ. Khi đất nước đã tương đối ổn định thì sẽ chuyển sang mở rộng dân chủ. Về việc chuyển hóa hòa bình từ thể chế độc tài sang dân chủ thì vừa qua nước Myanma đã nêu một thí dụ tuyệt vời. Singapore cũng đã dần dần dân chủ hóa và gần đây không còn có ai lên án là độc tài. Khi đất nước đang bị rối rắm mà có một người tài giỏi, có đạo đức cao, một lòng vì quốc gia, dân tộc cầm đầu, dù là có phần độc tài như Pắc Chung Hy ở Hàn Quốc thì cũng rất tốt. Sẽ là tai họa lớn cho dân tộc nếu độc tài, toàn trị rơi vào tay những kẻ tham lam, kém phẩm chất, đặt lợi ích đảng phái trên lợi ích dân tộc.

   Về việc tôi muốn người dân sợ cũng có lý do. Người đứng đầu một tổ chức, nhỏ như một gia đình, một lớp học, lớn như một đất nước cần thể hiện được trong tổ chức của mình cả Uy và Đức. Uy là để người ta sợ, phải tuân theo lệnh. Đức là để người ta yêu mến, kính trọng. Nếu chỉ có Uy mà không có Đức thì người ta chỉ sợ trước mặt mà không phục tự trong lòng, khi có điều kiện người ta sẽ bỏ đi hoặc chống lại. Nếu chỉ có Đức mà không có Uy thì khi gặp khó khăn nguy hiểm người ta sẽ khó giữ được tinh thần, khó giữ được ý chí để hoàn thành nhiệm vụ. Đức hay Tâm phải là thật lòng chứ không phải là thứ để ngụy trang. Uy phải được xây dựng trên sự gương mẫu, sự nghiêm chỉnh chứ không phải dựa trên sức mạnh quyền lực để ra oai, để trấn áp. Bình thường thì nên đặt Đức lên trước rồi lấy Uy giúp vào. Trong hoàn cảnh phức tạp rối ren thì nên ra Uy trước rồi phải dùng ngay Đức để yên lòng người. Nếu dùng Uy quá mức thì chỉ giữ được ổn định tạm thời mà thôi. Trước khi từ giã cõi đời tôi đã tự kiểm điểm và thấy mình đã cân bằng được giữa Uy và Đức. Ban đầu tôi có làm cho dân sợ nhưng ngay sau đó tôi đã được dân yêu mến và kính trọng.

   Đúng là từ khi lập quốc đến nay Singapore chỉ do một đảng cầm quyền, đó là Đảng Hành động nhân dân (PAP) nhưng chúng tôi không phải là nước chỉ có một đảng. Ngoài PAP còn có một số đảng chính trị khác. Vấn đề là đảng PAP luôn đặt lợi ích đất nước lên trên, luôn tự hoàn thiện và đổi mới vì vậy vẫn còn giữ được tín nhiệm của nhân dân. Các đảng khác vẫn được tự do hoạt động, họ vẫn là lực lượng đối lập, chẳng qua họ chưa đủ mạnh để vượt lên trên PAP mà thôi.

   Đúng là con trai, con gái, con dâu tôi đều giữ những vai trò quan trọng trong chính quyền nhưng tôi không cho đó là gia đình trị. Chúng tôi chủ trương và kiên quyết thực hiện việc lựa chọn quan chức phải dựa vào, và cũng chỉ cần dựa vào hai chỉ tiêu là tài giỏi và liêm khiết, ngoài việc họ là công dân bình thường. Nếu những đứa con tôi không đạt 2 chỉ tiêu ấy mà vẫn được dùng vì là con của thủ tướng thì đó là gia đình trị. Nhưng khi con tôi có đủ cả 2 chỉ tiêu mà lại để tránh tiếng, không dùng, thì như thế có công bằng không, đất nước có bị thiệt thòi không? Tôi tuy làm thủ tướng có hơi lâu nhưng từ năm 1990 tôi đã từ chức và người được bầu kế nhiệm là Ngô Tác Đống. Chỉ sau khi ông Đống nghỉ hưu thì Lý Hiển Long được bầu dựa vào năng lực và uy tín chứ không phải nhờ thế lực.

Hỏi: Để lựa chọn quan chức ngài chỉ dựa vào chỉ tiêu tài giỏi và liêm khiết. Ngài không quan tâm đến sự trung thành, phải chăng ngài quan tâm đến năng lực cá nhân mà xem nhẹ sự lãnh đạo tập thể.

Đáp: Có những chỉ tiêu, phẩm chất cho con người tốt nói chung, cho một công dân bình thường nói chung như yêu lao động, có trách nhiệm, trung thực, biết giao tiếp, biết yêu thương và tôn trọng con người, có lòng nhân ái, bao dung, không ích kỷ, không làm điều phạm pháp. Để có thể trở thành quan chức bạn trước hết phải đạt mức là công dân khỏe mạnh bình thường, quan chức cần thêm hai tiêu chí là tài giỏi và liêm khiết chứ không phải quan chức chỉ cần 2 tiêu chí đó mà không cần các phẩm chất bình thường khác. Tôi biết ở một số nước tiêu chuẩn số một để chọn quan chức là lòng trung thành. Họ nói là trung với lý tưởng, với ý thức hệ, lại còn tranh hơn thua là trung với nước hay trung với tổ chức, cái nào quan trọng hơn. Theo tôi tất cả những cách diễn đạt ấy chỉ nhằm che đậy một thực chất là trung với ai, người nào. Nguyên gốc của khái niệm TRUNG trong thời phong kiến là trung với vua, có nghĩa là trung với một con người. Trung với vua có nghĩa là dù vua đúng, sai, hay, dở gì thì ta vẫn phải nghe theo, là tuy anh không có tội, bị kết tội oan mà vua bảo chết, anh muốn cưỡng lại, muốn kêu oan là bất trung. Những người cầm đầu tổ chức đòi cấp dưới, đòi nhân dân trung với tổ chức, với ý thức hệ, thực ra là họ đòi, họ muốn trung với bản thân họ, ai có ý kiến khác với họ liền bị quy là không trung thành. Họ đã dùng khái niệm trung thành để buộc cấp dưới và nhân dân phụ thuộc vào họ, trở thành nô lệ cho ý thức hệ. Bản thân tôi có một ước mơ là biến đất nước Singapore thành nơi nhân tài được trọng dụng, nơi sạch bóng tham nhũng, nơi bình đẵng cho mọi sắc tộc. Để làm được việc đó tôi cần được ủng hộ của đảng PAP, của toàn dân. Tôi cũng muốn có được lòng kính trọng và sự trung thành của cấp dưới, của đồng sự nhưng tôi không yêu cầu, không đòi hỏi người ta phải thề bồi, phải hứa hẹn mà tôi phải thể hiện năng lực, đạo đức của mình để có được những thứ ấy. Khi trong thâm tâm muốn mọi người trung thành với cá nhân mình mà ngoài miệng nói yêu cầu người ta trung thành với lý tưởng thì đó là sự gian dối. Xem trong lịch sử, ở thời phong kiến, chỉ có những vị vua yếu kém, thiếu tự tin mới yêu cầu đề cao lòng trung thành, còn những vị vua anh minh, tài giỏi, tự tin lại không cần như thế, trong xã hội phần lớn các tổ chức hoạt động bí mật mới yêu cầu thành viên thề trung thành, còn những tổ chức công khai thường không có yêu cầu như vậy mà người ta đề cao lòng trung thực.

   Nhiều nước quan tâm và ca ngợi sự ổn định chính trị. Theo tôi ổn định chính trị là cần thiết nhưng là để phục vụ cho một sự ổn định cao hơn là ổn định xã hội. Để có được tự do và hạnh phúc thì phải có được ổn định xã hội. Tất nhiên nếu không có ổn định chính trị thì làm sao mà ổn định được xã hội, Vậy ổn định chính trị là một trong những điều kiện cần để đạt được ổn định xã hội chứ không phải là mục đích cuối cùng. Để có ổn định xã hội, tạo cho mọi người dân yên ổn làm ăn, phát huy hết năng lực của mình, trong xã hội không có trộm cướp, không có áp bức, không có tham nhũng và cửa quyền thì quan trọng là phải có được một hệ thống chính quyền trong sạch, vững mạnh, quan chức phải gồm những người tài giỏi và liêm khiết, cấp trên phải giỏi hơn cấp dưới, mọi cấp đều phải gương mẫu, cấp trên càng cần gương mẫu hơn, phải triệt để tuân thủ nguyên tắc tam quyền phân lập. Nếu chỉ quan tâm đến ổn định chính trị mà quên mất sự ổn định xã hội thì có khi để giữ ổn định chính trị lại ngấm ngầm hoặc công khai làm mất ổn định xã hội.

   Đúng là chúng tôi rất quan tâm đến năng lực cá nhân. Khi đã chọn và đặt được một người tài giỏi và liêm khiết vào đúng vị trí người đó sẽ tự nghĩ ra, tự tìm ra những việc cần làm và tự chịu trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi không xem nhẹ trí tuệ tập thể mà dùng nó theo phương pháp não công của Osborn chứ không tổ chức họp hành ban này, bệ nọ cho có hình thức. Tôi quan sát một vài quốc gia có dùng sự lãnh đạo tập thể, thấy rằng đó chẳng qua là để cho một số người che dấu sự yếu kém của mình và trốn tránh trách nhiệm mà thôi.

Hỏi: Ngài nói chọn được người tài giỏi rồi thì để họ tự nghĩ ra, tự tìm ra việc cần làm, thế thì sự lãnh đạo của đảng PAP để làm gì, không lẽ đảng PAP không lập ra các đảng ủy đặt bên cạnh và cao hơn mỗi cấp chính quyền để lãnh đạo, không lẽ đảng không vạch ra các kế hoạch 5 năm, không lập ra nghị quyết của các đại hội, thế thì các cấp bộ đảng biết căn cứ vào đâu mà lãnh đạo, chính quyền biết dựa vào đâu mà nêu chỉ tiêu phấn đấu, các tổ chức biết phương hướng nào mà phát động phong trào thi đua.

Đáp: Nghe ông hỏi mà tôi quá ngạc nhiên. Thì ra ngoài những gì diễn ra trên đất nước Việt Nam với sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản phải chăng ông không biết tí gì về phần còn lại của thế giới. Đúng là tại Singapore và rất nhiều nước dân chủ trên thế giới không hề có những điều như ông nói. Chúng tôi không có khái niệm đảng lãnh đạo, chỉ có đảng cầm quyền. Chúng tôi không lập ra một hệ thống cơ quan của đảng đè lên chính quyền, tạo thành một chính quyền thứ hai, siêu chính quyền hoặc như người ta thường nói là tạo nên chế độ đảng trị. Ở Việt Nam các ông đã từng có thời kỳ vua Lê chúa Trịnh với 2 chính quyền chồng lên nhau, tạo ra sự lãng phí, sự trì trệ, sự rối loạn. Mà hiện nay các ông không những có 2 mà đến 3 hệ thống chồng lên nhau, ngoài đảng và chính quyền còn thêm hệ thống mặt trận Tổ quốc nữa. Trước đây các ông than thở một cổ hai tròng, Pháp và Nhật, nay bị đội đến 3 tầng, quá chồng chéo và lãng phí, làm sao mà không bị kiệt quệ.Vấn đề đảng cầm quyền chủ yếu là ở trung ương, đảng tự mình hoặc liên kết với các đảng khác lập ra chính phủ để thông qua Quốc hội. Chúng tôi không có kế hoạch 5 năm, không có nghị quyết của đại hội đảng cho sự phát triển kinh tế, không vạch chỉ tiêu cụ thể vì các kế hoạch, nghị quyết, chỉ tiêu như vậy mang lại lợi ít hại nhiều, nó có tác hại hạn chế sự sáng tạo, làm thui chột sự năng động của cá nhân và tổ chức. Các ông đã có một thói quen tai hại là chia lịch sử phát triển đất nước thành từng giai đoạn theo nhiệm kỳ đại hội của đảng, là trông chờ vào nghị quyết đại hội. Tôi đã đọc một số nghị quyết như vậy và thấy phát ớn, mỗi nghị quyết giống như một cửa hàng tạp hóa, cái gì cũng có một ít.

   Tôi cũng đã tìm hiểu phong trào thi đua của các ông và thấy rằng, trước đây, trong chiến tranh thì nó có tác dụng động viên tinh thần nhưng thời buổi xây dựng trong hòa bình thì nó chỉ còn là hình thức, mang lại lợi ít hại nhiều. Nếu nói bản chất của thi đua là mỗi người cố gắng làm tốt hơn công việc của mình thì toàn dân Singapore đều rất tự giác thi đua, chỉ có điều chúng tôi không phát động, không đề ra tiêu chuẩn nào cả, không họp hành bình bầu và phong tặng danh hiệu. Tôi cũng hơi ngạc nhiên khi biết số lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động của nước các ông, theo tỷ lệ dân số là nhiều nhất thế giới thế mà năng suất lao động và khả năng sáng tạo được xếp vào loại rất thấp. Cũng là người Việt nhưng khi ở nước ngoài, chẳng thi đua với ai cả mà họ làm việc tốt hơn, hiệu quả cao hơn nhiều.

   Tôi đang định hỏi tiếp thì ông Lý giơ tay ra hiệu ngừng lại, ông bảo hôm nay như thế tạm đủ, nếu có dịp may sẽ cho tôi phỏng vấn lần khác. Tôi tỉnh dậy, vội bật đèn, ghi chép lại kẻo sợ quên. Trong mộng không ghi âm được. Nhớ đến đâu xin ghi lại đến đấy, có thể còn thiếu sót, mong được thông cảm.

N.Đ.C

01 April 2016

YÊU CẦU GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ TỐ CÁO LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC



Bản yêu cầu giải quyết đơn thư tố cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã được trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức yêu nước, đăng tải ngày 4/11/2015
Bản yêu cầu giải quyết đơn thư tố cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã được trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức yêu nước, đăng tải ngày 4/11/2015
nhà riêng của ông ngày 18/2/2016

Tin liên hệ

Nỗi sợ của con người trước ác quỷ

Sau hơn 8 năm, tôi mới trở lại Đà Lạt vào một ngày đầu Xuân Bính Thân

Công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ bị xoá sổ?

Đã 25 năm trôi qua kể từ khi Mekong Auto và Liên doanh Ô tô Hoà Bình (VMC) đi vào hoạt động năm 1991

Kinh tế Việt Nam: Nguy cơ chìm nghỉm trong vòng xoáy ‘Hán hoá’

Việt Nam đã trở thành 'một bộ phận không thể tách rời' của nền kinh tế Trung Quốc và càng ngày sự thật đó càng trở nên hiển nhiên
Kính thưa ĐBQH Dương Trung Quốc!
Tên tôi là Lê Anh Hùng, sinh ngày 27/8/1973; CMND số 042073000036 do Cục Cảnh sát ĐKQL Cư trú và DLQG về Dân cư cấp ngày 17/4/2015; hộ khẩu thường trú tại Tổ 2, Cụm 5, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Trước hết, xin được gửi tới ông lời chào kính trọng và những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp đầu năm mới Bính Thân.
Thưa ông ! Tôi là người đã 2 lần trực tiếp gửi đơn thư tố cáo các ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho ông.
Lần thứ nhất là vào ngày 6/6/2012. Ngày 19/6/2012, ông trao cho tôi tờ xác nhận là ông đã chuyển đơn thư của tôi cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người đã nói với ông vào ngày 25/10/2012 rằng “đây là vụ việc phức tạp lắm”. Sau nhiều lần thúc giục ông qua điện thoại cũng như gặp trực tiếp, hơn 1 năm sau, ngày 18/7/2013, ông chuyển cho tôi một văn bản mà ông nói là công văn của Bộ Công an trả lời Quốc hội về vụ việc của tôi. Trong văn bản đó, ông đã bỏ qua việc Bộ Công an chà đạp lên pháp luật khi không đếm xỉa gì tới Bản Cam Đoan của vợ tôi với tư cách là người từng nằm trong đường dây ma tuý của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chưa kể hàng loạt sai phạm trắng trợn khác.
Lần thứ hai là vào ngày 16/9/2013. Sau đó ông cho tôi biết là ông chuyển đơn thư cho Bộ Công an. Và gần hai năm rưỡi đã trôi qua nhưng đến nay tôi vẫn chưa hề nhận được câu trả lời của ông về vụ việc đặc biệt nghiêm trọng đó, dù tôi đã nhiều lần liên lạc và thúc giục ông.
Ngày 2/11/2015, tôi đã gửi cho ông bản "Yêu cầu giải quyết đơn thư tố cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước" (mà trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức Việt Nam yêu nước, đã đăng ở địa chỉhttp://www.boxitvn.net/bai/38719). Ông xác nhận với tôi qua điện thoại là ông đã nhận được tập đơn thư. Tuy nhiên sau đấy, khi tôi nhiều lần liên lạc với ông để hỏi về tiến triển của vụ việc thì ông lại tiếp tục im lặng, không hề hồi âm gì.
Ngày 14/11/2012, trong phiên chất vấn tại Quốc hội, trước những sai lầm của chính phủ và cá nhân Thủ tướng, ông đã thẳng thắn đặt câu hỏi với Thủ tướng về văn hoá từ chức. Mới đây, ngày 10/2/2016, trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông đã tuyên bố dứt khoát: “Giặc nội xâm phải ‘xử’ ngay, còn ngoại xâm cứ đến là đánh.” Đó là một phần những gì đã làm nên một Dương Trung Quốc rất nổi bật trong nghị trường Quốc hội Việt Nam, một Dương Trung Quốc “địa chỉ đỏ” của bao số phận oan nghiệt.
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với ông ngày 3/6/2012, ông cho tôi biết là ông Nguyễn Bình Giang, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng ba khóa VI–VII–VIII, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương và là người đứng tên trong bức Tâm Huyết Thư ngày 7/5/2007 của nhiều cán bộ cao cấp tố cáo ông Hoàng Trung Hải là người Hán khai man lý lịch, từng chuyển cho ông bức thư ấy. Sau đó, ông chuyển bức thư cho một bà Uỷ viên Trung ương Đảng, ĐBQH tỉnh Đồng Nai, để bà chuyển cho người phụ trách nhân sự của Đảng.
Rõ ràng, không ai đủ tư cách hơn ông Nguyễn Bình Giang, Trưởng đoàn Thẩm tra lý lịch ông Hoàng Trung Hải của Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương, để kết luận về lý lịch của ông Hoàng Trung Hải: bố ông Hải tên là Sì Sói, sinh ra và lớn lên ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Vì thế, ông Hoàng Trung Hải là người Hán, chứ không phải là người Kinh như trong bản lý lịch man trá của ông.​
Cơ quan chức năng đã không trả lời ông, và ông cũng đã không lên tiếng để yêu cầu họ phải trả lời về vấn đề hết sức nhạy cảm và quan trọng đó. Kết quả là ngày 2/8/2007, ông Hoàng Trung Hải đã được các Đại biểu Quốc hội bấm nút phê chuẩn chức vụ Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế theo đề cử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Từ năm 2007 đến nay, ông Hoàng Trung Hải được Thủ tướng Chính phủ giao phụ trách các lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông, tài nguyên - môi trường… cùng một loạt ban bệ quán xuyến cả nền kinh tế và an ninh - quốc phòng của quốc gia.
Sau 9 năm nắm trong tay gần như cả nền kinh tế, “di sản” mà ông Hoàng Trung Hải để lại là những gì?
Xin thưa, đó là một nền kinh tế bị Hán hoá ngày càng nặng nề; đó là một nền công nghiệp mà không một doanh nghiệp nào làm nổi một con ốc vít cho ra hồn (nếu tính cả thời gian ông ta làm Bộ trưởng Công nghiệp nữa thì thời gian ông ta phụ trách nền công nghiệp Việt Nam lên tới… 14 năm); đó là một nền sản xuất chủ yếu là gia công nhờ lợi thế… nhân công rẻ; đó là một thị trường tràn ngập hàng hoá Trung Quốc, từ cái tăm xỉa răng trở đi; đó là một nền nông nghiệp phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc từ giống lúa, thuốc trừ sâu cho đến phân bón (dù là một quốc gia nông nghiệp); đó là một ngành điện lực mà hầu hết các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện hoặc do Trung Quốc làm tổng thầu (EPC) hoặc mua thiết bị Trung Quốc, vốn lạc hậu và hay hỏng hóc (nghĩa là an ninh năng lượng Việt Nam được đặt vào tay Trung Quốc); đó là một ngành xi măng với 24 nhà máy thì có đến 23 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu; đó là một ngành khai thác khoáng sản mà phần lớn các mỏ khoáng sản đều do người Trung Quốc nắm; đó là tuyến biên giới với Trung Quốc được mở toang bằng hệ thống xa lộ cao tốc theo các hướng tấn công của đội quân xâm lược đến từ phương bắc tháng 2/1979, mở đường cho cuộc xâm lăng kinh tế và quân sự của Trung Quốc…
Người Trung Quốc đã chiếm lĩnh được nhiều vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên khắp cả nước thông qua hàng loạt dự án kinh tế trá hình thuộc lĩnh vực quản lý của ông Hoàng Trung Hải: hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn biên giới, 90% dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân… chưa kể tình trạng người Trung Quốc theo chân các dự án mà ông Hoàng Trung Hải “dâng” cho Trung Quốc để lập xóm, lập phố trên khắp Việt Nam.
Xin đơn cử, ông Hoàng Trung Hải là người trực tiếp ký 2 văn bản quan trọng nhất (Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”) đưa đến sự ra đời của Formosa Hà Tĩnh, một dự án mà rất nhiều nhân sỹ, trí thức, nhà quân sự đã phản đối mạnh mẽ vì hiểm hoạ vô cùng lớn của nó: một doanh nghiệp Trung Quốc được giao một diện tích mặt đất và mặt biển (cùng với cảng nước sâu Sơn Dương, 1 trong 4 tử huyệt của Việt Nam trên Biển Đông) bằng 1,2 lần diện tích Ma Cao ở vị trí cực kỳ xung yếu – trải dài hơn 5km mặt biển dưới chân Đèo Ngang, cách không xa căn cứ quân sự Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
Ngày 4/1/2016, trước thông tin Formosa Hà Tĩnh xây cái gọi là “Tháp Tinh thần bão luỹ”cao hàng chục mét, Tiến sỹ Hán nôm Nguyễn Xuân Diện đã bình luận trong bài “TIN NÓNG: Hà Tĩnh đã sẵn sàng làm nội ứng cho giặc Tàu?” như sau: “Tháp ‘Tinh Thần bão lũy’ ư? Nó chính là cái đài phong thủy cắt đứt long mạch miền trung. Nó còn là cái đài quan sát toàn bộ miền trung - nút thắt của Việt Nam. Khi tín hiệu bật lên, Đại Việt bị cắt làm đôi và miền trung bị khống chế hoàn toàn, hiện thực hóa Hiệp ước Thành Đô 1990, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc mới. Nếu trung ương không ngăn chặn việc này thì chính họ là một bè lũ bán nước, từ trên xuống dưới. Quá rõ!”
Bài học lập quốc đầu tiên của người Việt Nam là câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Vậy mà hiện nay, bất cứ một người Việt Nam tỉnh táo nào cũng nhận thấy ở Việt Nam đã xuất hiện vô số cơ sở nội ứng của giặc Tàu, tất cả đều dính líu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến bàn tay lông lá của nhân vật mà nay đã trở thành nhà lãnh đạo tối cao của thủ đô Hà Nội “ngàn năm văn hiến” và là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất của Việt Nam. Những gì ông Hoàng Trung Hải gây hại cho Việt Nam và làm lợi cho Trung Quốc diễn ra một cách hết sức bài bản và có hệ thống. Bất kỳ ai với một chút tỉnh táo thôi là đã nhận ra được những thiệt hại không thể đong đếm về kinh tế - xã hội và những hiểm hoạ khôn lường về an ninh - quốc phòng mà ông Hoàng Trung Hải là chính danh thủ phạm.
Ông Hoàng Trung Hải là một người Hán yêu nước nên không thể trách ông ta về những chiến tích mà ông Hải lập được cho quê hương của mình.
Những kẻ đã và đang nâng đỡ và ra sức bao che cho ông Hải – thực chất là đã bị ông ta khống chế và thao túng như tôi đã tố cáo – rồi sẽ có vị trí xứng đáng trong ngôi đền của những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc…Chúng ta cũng không cần phải “chê trách” họ.
Đối tượng đáng chê trách ở đây là những người lẽ ra phải lên tiếng đánh động dư luận về hiểm hoạ Hoàng Trung Hải nhằm ngăn chặn bàn tay tội ác của ông Hải và vô hiệu hoá mưu đồ thôn tính Việt Nam của Trung Quốc. Và, thật đáng tiếc, ông lại là một trong số đó.
Nếu ông đủ tinh thần trách nhiệm yêu cầu cơ quan chức năng trả lời hoặc lên tiếng trước diễn đàn Quốc hội về vấn đề lý lịch của ông Hoàng Trung Hải qua bức Tâm Huyết Thư mà ông Nguyễn Bình Giang đã tận tay trao cho ông thì chắc chắn ông Hoàng Trung Hải không bao giờ có cơ may ngồi vào chiếc ghế quan trọng thứ hai trong chính phủ và gieo rắc không biết bao nhiêu thảm hoạ cho Việt Nam từ năm 2007 đến nay. (Thiết tưởng không cần phải nhắc lại rằng bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đại biểu Quốc hội khoá XII, đã bị bãi miễn tư cách ĐBQH chỉ vì đã “quên” khai bà từng là đảng viên Đảng CSVN. Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Công an thậm chí còn cấm cán bộ, chiến sỹ công an kết hôn với người Hoa.)
Nếu ông đủ tinh thần trách nhiệm để lên tiếng về vụ tố cáo của tôi hay bác bỏ cái “công văn” phi pháp của Bộ Công an mà ông chuyển cho tôi ngày 18/7/2013 thì cho dù vợ chồng tôi có bầm dập đến thế nào dưới “bánh xe công lý” của nền “tư pháp XHCN”, hàng chục triệu người Việt Nam cùng các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước cũng nhận ra được những hiểm hoạ to lớn mà đất nước đã và đang phải đối mặt. Để cứu Việt Nam khỏi âm mưu thôn tính của Trung Quốc, cũng như đưa nước nhà thoát khỏi tình trạng bế tắc và khủng hoảng ngày càng trầm trọng suốt nhiều năm nay, trước hết người dân cần biết được sự thật về hiện tình đất nước.
(Trung Quốc nay đã trở thành vấn đề của cả thế giới, và Việt Nam là một quân cờ quan trọng trong cuộc đối đầu thế kỷ giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh. Vì thế, bất kỳ nhân tố nào ảnh hưởng đến tiến trình Việt Nam cũng đều là mối quan tâm của các quốc gia liên quan. Mới đây, cả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ lẫn Đài Á Châu Tự Do, hai cơ quan truyền thông quốc tế quan trọng, đều đưa tin về sự kiện lần đầu tiên một người gốc Tàu trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Rõ ràng, ông ta không chỉ trực tiếp kiểm soát ban lãnh đạo tối cao của Việt Nam trong ít nhất 10 năm nữa, mà thậm chí còn nhiều khả năng trở thành Thủ tướng hay Tổng Bí thư của chế độ.)
Napoleon từng nói: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà vì sự im lặng của những người tốt.” Chỉ còn hơn một tháng nữa thôi là ông kết thúc nhiệm kỳ Đại biểu Quốc hội thứ ba của mình rồi. Vì vậy, một lần nữa, tôi khẩn thiết đề nghị ông yêu cầu các cơ quan hữu tráchgiải quyết dứt điểm  đúng pháp luật vụ tố cáo của tôi.
Đó không chỉ là trách nhiệm của một Đại biểu Quốc hội đối với một công dân - cử tri. Đó là món nợ của ông với Tổ quốc, với nhân dân, với lịch sử.
Kính chúc ông luôn dồi dào sức khoẻ và hoàn thành tốt trọng trách mà cử tri và nhân dân đã tin tưởng giao phó. Nếu lời lẽ của bức thư có điều gì không phải, rất mong ông rộng lòng lượng thứ cho tôi.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 28/3/2016
                            Lê Anh Hùng
Tel.: 01243210177; Email: leanhhung2020@gmail.com
Blog: www.leanhhung.com
* Blog của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.