Đỗ Ngà
13 tháng 4 lúc 12:45
Yêu nước là một khái niệm rất rộng, khó ai định nghĩa rõ ràng
về nó được. Tuy nhiên nói về lòng yêu nước thì từ cổ chí kim, bao giờ cũng có 2
xu hướng rõ rệt: xu hướng thứ nhất, yêu nước là chỉ yêu những gì đem lại tốt đẹp
cho đất nước cho dân tộc mình mà thôi; thứ nhì, yêu nước là phải yêu tất cả những
gì đang hiện hữu trên đất nước của mình. Như vậy thì yêu nước dạng thứ nhất đòi
hỏi con người phải có cái đầu để suy xét rồi mới thể hiện lòng yêu nước của
mình. Nó hoàn toàn ngược lại với xu hướng thứ nhì.
Ở xu hướng thứ nhất, đôi khi yêu nước lại là phê phán, thậm
chí chống đối lại một thể chế chính trị đương thời. Những con người yêu nước dạng
này họ không hề nhập nhằng giữa tổ quốc và thể chế chính trị. Họ biết, tổ quốc
là mãi mãi còn thể chế chính trị là nhất thời, và thể chế chính trị được lập ra
phải để phục vụ cho tổ quốc chứ không phải ngược lại. Như vậy mới có chuyện chỉ
có người yêu nước chân chính mới bất chấp hiểm nguy để nói lên cái sai của một
chế độ. Và xa hơn nữa, người ta đòi nó phải thay đổi.
Còn ở xu thế thứ nhì, nó hình thành nên những lớp người yêu
nước lệch lạc. Loại yêu nước này nó rất dễ chuyển sang dạng yêu nước là yêu thể
chế chính trị hay yêu triều đại đương thời, bất kể triều đại đó là tốt hay xấu,
là lợi hay hại cho dân tộc và cho đất nước. Những con người theo xu hướng này
chính là thành phần ngu trung trong xã hội. Một thể chế chính trị xấu xa, mang
lại nhiều tai ương cho đất nước nó luôn nghĩ cách nhân giống loại yêu nước này
để phục vụ cho mục đích cai trị của nó. Đến người phản quốc như Lê Chiêu Thống
khi tháo chạy thì cũng có một số kẻ ngu trung chạy theo chứ nói gì một triều đại
đang nắm quyền cai trị như ĐCS?! Chính vì thế triều đại nào dù thối nát đến đâu
cũng đều có thành phần ngu trung, nó tựa như chó với chủ vì đơn giản, chó nó
không biết đánh giá chủ của nó là người có đáng cho nó trung thành hay không?!
Để hiểu thế nào là thời đại thì từ xưa đến nay nhiều người
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Ví dụ như nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng
Pháp François Marie Charles Furier thì chia lịch sử phát triển xã hội loài người
thành bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn là một thời đại gồm: mông muội, dã man, gia
trưởng, văn minh. Nhà nhân chủng học Mỹ là Lewis Henry Morgan lại phân chia
thành ba giai đoạn: mông muội, dã man và văn minh. Nhà tương lai học người Mỹ,
Alvin Toffler lại dựa vào trình độ phát triển công cụ sản xuất, chia lịch sử
phát triển nhân loại thành ba nền văn minh và ông đã chia lịch sử nhân loại ra
3 thời đại là: thời đại văn minh nông nghiệp, thời đại văn minh công nghiệp và
thời đại văn minh hậu công nghiệp.
Còn Karl Marx nói về thời đại như thế nào? Ông này thì cho rằng,
thời đại là một khái niệm chính trị, là sự khái quát chiến lược ở tầng nấc cao
nhất về tiến trình phát triển và xu thế cơ bản của thế giới. Về mặt thời gian,
nó chỉ một giai đoạn tương đối dài trong tiến trình phát triển lịch sử thế giới.
Về mặt không gian, nó lấy đặc trưng phát triển xã hội của đại đa số quốc gia và
khu vực trong phạm vi toàn thế giới làm căn cứ.
Như vậy thì rõ ràng là dù cho mỗi người đưa ra một khái niệm
khác nhau, nhưng tựu chung là họ luôn quan niệm rằng, thời đại là cái gì đó
mang tính đặc trưng của xã hội loài người ở một giai đoạn lịch sử. Thời đại nó
không mang phạm vi quốc gia mà nó mang phạm vi toàn cầu. Ví dụ, người ta hay
nói “thời đại internet” hay “thời đại 4.0” đều nói về một xu hướng của thế giới
chứ không riêng cho một quốc gia nào cả. Thời đại khác với triều đại, thời đại
là nói đến phạm vi toàn cầu và nó không hề bị bó hẹp ở lĩnh vực chính trị, còn
triều đại là ám chỉ về một thời nắm quyền của một nhóm chính trị nào đó và nó
chỉ bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà thôi. Như vậy ĐCS Việt nam dùng từ “Thời
đại Hồ Chí Minh” là đúng hay sai? Rõ ràng là sai. Họ đã cố tình đánh tráo khái
niệm giữa thời đại và triều đại. Vậy câu hỏi đặt ra là họ cố tình làm thế để
làm gì? Để phục vụ mục đích cai trị mà chứ chẳng giúp ích được gì cho sự tiến bộ
đất nước cả.
Trong các giáo trình chính trị của CS, họ rất hay dùng câu đại
ý rằng: “Thời đại Hồ Chính Minh là thời đại mà lòng yêu nước gắn liền với yêu
chủ nghĩa xã hội”. Như vậy ở đây chúng ta thấy rằng, người CS đã cố tình đánh
tráo đến 2 khái niệm: thứ nhất, họ đã đánh tráo giữa khái niệm “triều đại” và
“thời đại”; thứ nhì là họ cố tình đánh tráo giữa khái niệm “đất nước” và “thể chế
chính trị”. Mà như ta biết, để tách biệt những khái niệm như vậy thì đòi hỏi
con người phải có một trình độ nhất định. Với học sinh tiểu học, đầu óc còn non
nớt không đủ tri thức để làm công cụ phân tích đúng sai thì tất nhiên, qua 12
năm học phổ thông, chúng sẽ bị nhồi sọ và khi lớn lên não của chúng sẽ luôn mặc
định như thế. Đánh tráo khái niệm, sau đó nhồi đi nhồi lại hàng chục năm hoặc
hơn để não mặc định thứ chân lý được quy đinh riêng của đảng, đó chính là cách
mà ĐCS tạo ra những con robot yêu nước theo cách của đảng. Thực tế nền giáo dục
XHCN là nền giáo dục nhằm mục đích tạo ra những kẻ ngu trung phục vụ chế độ như
thế đấy!
Được biết hiện nay Bộ Gáo Dục và Đào Tạo đang cho lấy ý kiến
góp ý cho dự thảo Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Dự
thảo này được xây dựng trong bối cảnh từ năm học 2020 - 2021, Việt Nam sẽ triển
khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 1 cấp tiểu học. Theo
đó, học sinh sẽ được đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
theo thứ tự ưu tiên là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Vâng! Những tiêu chí được liệt kê thì không có gì bàn cãi, chỉ
có điều là tiêu chí “yêu nước” của Cộng Sản nó không mang ý bản chất yêu nước
đúng nghĩa mà lồng bên trong nó là chương trình nhồi sọ có tính toán để nhào nặn
ra những thế hệ ngu trung phục vụ cho đảng. Thực ra chương trình đó không hề đổi
mới gì cả mà nó chỉ là tìm cách hữu hiệu hơn để không cho trí tuệ học sinh được
mở mắt trước thời đại thông tin toàn cầu. Chỉ vậy thôi.
-Đỗ Ngà-
Nguồn : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=542077486722164&set=a.227486408181275&type=3&theater
Nguồn : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=542077486722164&set=a.227486408181275&type=3&theater
No comments:
Post a Comment